Cô giáo dạy trẻ đặc biệt: Người đánh thức những “thiên thần lơ đãng”

(Sóng trẻ) - Trí tuệ của một người thầy, tấm lòng của người mẹ và sự nhẫn nại vô bờ bến đã trở thành chìa khóa giúp cô giáo Trần Thị Đoan (ở phường An Tảo, Tp Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) mở ra cánh cửa hy vọng cho những đứa trẻ đặc biệt và trở thành nơi gửi gắm niềm tin yêu của nhiều bậc phụ huynh.

Cơ duyên với những đứa trẻ đặc biệt

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hưng Yên, cô giáo Trần Thị Đoan có tới gần 8 năm gắn bó với những trẻ em đặc biệt. Công việc của cô xuất phát từ mong muốn giúp những trẻ mắc các hội chứng tự kỷ, tăng động, chậm nói,... có thể hòa nhập với cuộc sống như những đứa trẻ bình thường khác.

Nhớ về cơ duyên đến với công việc vô cùng đặc biệt ấy, nét mặt người phụ nữ chạm ngưỡng trung niên ánh lên sự tự hào xen chút xúc động: “Bản thân tôi cũng là một người mẹ có con trai bị mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để tìm tòi, học hỏi và quyết định đăng ký theo học Thạc sĩ ngành Giáo dục đặc biệt (GDĐB) của Đại học Sư phạm Hà Nội với mục đích chính là chữa lành cho con. Sau đó, tôi được nhiều phụ huynh có con mắc các bệnh tự kỷ, tăng động,... nhờ cậy. Đây cũng chính là lý do để tôi có cơ hội “bén duyên” với nghề, mở ra Trung tâm Trợ giúp Xã hội ACD Hưng Yên với hy vọng giúp đỡ những trẻ em đặc biệt có cơ hội được phát triển bình thường”.

Cô Đoan cùng các cô giáo tại Trung tâm Trợ giúp Xã hội ACD Hưng Yên (Ảnh: Thùy Dung)
Cô Đoan cùng các cô giáo tại Trung tâm Trợ giúp Xã hội ACD Hưng Yên (Ảnh: Thùy Dung)

 

Mặc dù đã có nền tảng trong lĩnh vực giáo dục và từng thành công trên chính đứa con của mình nhưng khi bắt đầu với nhiều trẻ em đặc biệt khác, cô Đoan cũng không tránh khỏi khó khăn. Nhắc về quãng thời gian đầu làm nghề, cô chia sẻ rằng cũng đã từng rất chật vật với học trò, phải thay đổi phương pháp liên tục để phù hợp hơn với trẻ.

“Một trong những ca can thiệp đầu tiên trong quá trình làm nghề và cũng là ca can thiệp đáng nhớ nhất với tôi cho đến tận bây giờ chính là một ca trẻ bị mắc tăng động giảm chú ý. Bé bị tăng động nặng, vô cùng phấn khích và hoàn toàn không hợp tác với giáo viên. Đã từng có những lúc tôi bị bé cắn đến bầm tím tay nhưng tôi vẫn phải chấp nhận để có thể xoa dịu một cách từ từ, giúp bé bình tĩnh trở lại đồng thời cũng phải nghiên cứu thêm để thay đổi phương pháp day. Dần dần con cũng đã có sự thay đổi, bớt phấn khích và tập trung hơn nhiều” - Cô Trần Thị Đoan chia sẻ. 


Sự tiến bộ của trò là động lực của cô

Ngần ấy năm gắn bó với công việc cũng là ngần ấy năm cô Đoan và các cô giáo khác trong Trung tâm ACD phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thử thách để tìm ra phương pháp can thiệp phù hợp nhất cho từng học sinh. Với các cô, mỗi học sinh lại có một đích đến riêng, có em biết đọc, biết viết, biết đếm số, có em biết cách kiểm soát hành vi nhưng có em chỉ đơn giản là biết đánh răng, rửa mặt, tự phục vụ bản thân. 

img_4943-1.JPG
Sự tiến bộ của học trò để các cô thêm gắn bó với nghề (Ảnh: Thùy Dung)

 

Nói về động lực để tiếp tục yêu và gắn bó với nghề, cô cũng thẳng thắn bày tỏ: “Với những giáo viên dạy trẻ đặc biệt, mỗi sự tiến bộ của các con là động lực để chúng tôi tiếp tục bền bỉ, cố gắng. Chẳng cần phải là điều gì to tát, lớn lao, chỉ cần thấy các con ê a tiếng “bà”, tiếng “mẹ” đã là cả một sự thành công lớn lao”.

Bên cạnh đó, cô Đoan cũng bày tỏ về những hy vọng của mình: “Tôi mong muốn rằng những phụ huynh nói riêng và cả cộng đồng nói chung cần có cái nhìn đúng hơn về những đứa trẻ đặc biệt. Hãy thừa nhận và đối xử với những đứa này như bao đứa trẻ bình thường khác. Đây chính là sự phối hợp để giúp trẻ giảm bớt khó khăn, dễ dàng hòa nhập và có được điều kiện phát triển tốt nhất.”

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN