Đam mê báo chí của nữ nhà báo “tay ngang”
(Sóng trẻ) - Nhà báo Hồ Minh Nguyệt gây ấn tượng với người đối diện trong lần đầu gặp mặt là nụ cười tươi rói tượng trưng cho một sức sống dồi dào đang dâng tràn khắp cơ thể với phương châm sống: “Làm hết sức để không phải sống trong cảm giác nuối tiếc, tiếc vì đã không cố gắng hết mình.”
Bắt đầu từ một xuất
phát điểm khác
Nhà báo Hồ Minh Nguyệt sinh năm 1977 tại Tây Ninh trong một
gia đình nền nếp và gia giáo, ba là kỹ sư thủy sản, mẹ là thợ may. Cô đang đảm
nhận vai trò là là biên tập viên, MC chương trình ca nhạc quốc tế thuộc Phòng
biên tập, Đài Phát thanh -Truyền hình Tây Ninh. Cô tốt nghiệp trường Đại học
nại ngữ Hà Nội (chuyên ngành Anh văn) vào năm 1999.
Chân dung nữ nhà báo xinh đẹp
Cô bộc bạch rằng, khi vào làm tại Đài Phát thanh -Truyền
hình Tây Ninh, công việc của cô là biên dịch các chương trình thu qua vệ tinh
chứ không phải là vị trí một nhà báo. Với khả năng nói trước ống kính, trước
đám đông, cô bắt đầu tự viết và biên tập lời giới thiệu bài hát quốc tế. Bắt đầu
bằng những công việc nhỏ như vậy dần nhen nhóm trong người phụ nữ nhỏ nhắn ấy
ngọn lửa yêu nghề. Niềm đam mê viết báo từ đó mà lớn lên theo thời gian là động
lực để cô theo đuổi nghề báo cho đến bây giờ. Cô đã tham gia hầu hết các lớp tập
huấn ngắn ngày dành cho phóng viên về viết tin, phóng sự, phóng sự điều tra...
và cả lớp tập huấn dành cho phát thanh viên. Cô tham gia sản xuất tin bài phát
sóng trên Đài và cộng tác với báo Tây Ninh.
Năm 2011, cô học lớp báo chí văn bằng 2 của Học viện Báo
chí –Tuyên truyền với sự ủng hộ từ hậu phương gia đình đặc biệt là NGƯỜI CHA
QUÁ CỐ LUÔN TÂM niêm mong muốn cô trở thành nhà báo chân chính. Bên cạnh đó,
người chồng cũng hoàn toàn ủng hộ, tạo điều kiện cho cô theo nghề báo. Chính vì
thế mà hiện nay cô đang tham gia lớp cao học báo chí tại Học Viện, xa nhà
1800km.
Người làm báo
“amateur”
Với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ của người phụ nữ
mang dáng vóc rắn giỏi, cô Minh Nguyệt đã đạt được những thành tích mà bất cứ
nhà báo nào cũng khát khao có được. Đó là Huy chương vàng tại Liên hoan Truyền
hình toàn quốc lần 33 tại Quảng Ninh năm 2013 cho thể loại phóng sự và đạt bằng
khen tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần 34 (2014) cho thể loại Phim tài liệu…và một số giải báo
chí của tỉnh.
Cô
Nguyệt (thứ năm từ phải sang) kết thúc một khóa học về chuyên ngành báo chí
Nhìn nhận những thành tích mà mình đã đạt được, cô chia sẻ rằng: “Đó là một trong những điều may mắn nhất của cô. Cô vô cùng bất ngờ, gần như không tin vì cô chỉ là người làm báo “amateur” thôi, lại là lần đầu tiên cô tham gia Liên hoan truyền hình toàn quốc. Thế nhưng phải nói rằng, lần ấy cô có động lực lớn nhất khi quyết định tham gia liên hoan.”
Sống trọn với nghề
Công việc làm báo không phân biệt
nam hay nữ, khi có sự kiện, nữ nhà báo cũng phải lên đường, mặc ngày đêm, mặc
nắng rát hay gió bão, cô bồi hồi chia sẻ. Cô nhớ lại khoảnh khắc nhân vật
trong bài viết về cuộc sống chật vật mưu sinh của những người buôn bán nông sản
trên ghe, thuyền từ miền Tây dọc theo sông đến Tây Ninh. Cuộc sống của họ gói gọn
trên những chiếc ghe máy lênh đênh trên sông. Họ gọi điện thoại cảm ơn và chia
sẻ những dòng cảm xúc sau khi đọc bài báo mà cô viết về họ. Và chính họ đã xúc
động ngay chính hoàn cảnh của mình.
Hay kỉ niệm về phim tài liệu:”Bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn
quốc gia Lò Gò – Xa Mát”. Thú vị xen lẫn hồi hộp với những cảnh quay về động thực
vật vô cùng đa dạng, hay cảnh tuần tra trong rừng vào ban đêm khi cùng các cán
bộ kiểm lâm mai phục nhóm thợ săn thú rừng trái phép, những lần suýt dẫm phải
các loài rắn độc nằm ngay lối đi…
Hoặc không ít lần cô gặp nguy hiểm khi đi viết về tệ nạn cờ
bạc ở một số xã, hay về khai thác đất trái phép…
Nhà
báo Minh Nguyệt trong một chuyến đi công tác
Bài viết xin được kết thúc bởi một
câu nói của cô: “Vinh dự là cuộc đời mình gắn với nghề báo. Nghề mà khó khăn
có, nguy hiểm có, vinh quang, hạnh phúc cũng có.”
Hồng Nhung
Báo mạng điện tử K33