Giao lưu trực tuyến: Những điều cần biết về chuẩn đầu ra tin học và nại ngữ
(Sóng trẻ) – Chiều ngày 13/09/2016, Ban Biên tập trang tin điện tử Sóng trẻ đã tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến cùng TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó trưởng khoa Nại Ngữ và TS. Trần Thị Thu Hiền, Phó trưởng khoa Kiến thức giáo dục đại cương. Tại buổi giao lưu hai vị khách mời đã giải đáp những thắc mắc về chuẩn đầu ra nại ngữ và tin học cũng như chia sẻ những kinh nghiệm để đạt kết quả tốt trong kì thi.
TS Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó trưởng khoa Nại ngữ, phụ trách bộ môn tiếng Anh là người chịu trách nhiệm cố vấn cho ban giám đốc trong tiến trình xây dựng quy chuẩn Nại ngữ cho sinh viên học viện Báo chí và tuyên truyền. Theo đó, chuẩn đầu ra nại ngữ đối với các sinh viên ngành ngôn ngữ Anh được áp dụng cao nhất – chỉ được công nhận tốt nghiệp nếu đạt trình độ nại ngữ C1 khung Châu Âu (tương đương 6.5 điểm IELTS); sinh viên các ngành Xã hội học, Báo chí, Phát thanh, truyền hình… chỉ được công nhận tốt nghiệp nếu đạt năng lực nại ngữ trình độ B2 khung Châu Âu (tương đương 5.5 điểm IELTS); sinh viên các ngành chính trị, quản lý kinh tế, công tác xã hội,… chỉ được công nhận tốt nghiệp nếu đạt năng lực nại ngữ trình độ B1 khung Châu Âu (tương đương 4 .5 điểm IELTS). Đồng thời, TS Nguyễn Thị Thanh Hương cũng là người tổ chức bồi dưỡng tiếng Anh miễn phí cho các bạn sinh viên trong trường, giúp họ nâng cao trình độ, phù hợp với chuẩn đầu ra nại ngữ.
TS Trần Thị Thu Hiền, phó trưởng khoa Kiến thức giáo dục đại cương, phụ trách bộ môn Toán - Tin là người đã tư vấn cho ban giám đốc học viện Báo chí và tuyên truyền về chuẩn đầu ra tin học. Đồng thời, cô cũng là giảng viên trực tiếp giảng dạy trong các lớp bồi dưỡng thi chuẩn đầu ra tin học.
TS Nguyễn Thị Thanh Hương và TS Trần Thị Thu Hiền đã sẵn sàng để giải đáp các thắc mắc của độc giả.
Chào cô, vừa qua, em đã xem phóng sự ngắn của VTV phản ánh phần nào thực trạng kỳ thi chuẩn đầu ra nại ngữ của học viện Báo chí và tuyên truyền, vậy với cương vị là người phụ trách chính trong tiến trình thực hiện chuẩn đầu ra nại ngữ, cô có thể chia sẻ về kỳ thi vừa qua? Qua 1 năm áp dụng Chuẩn đầu ra nại ngữ, cô nghĩ gì về tầm quan trọng của chứng chỉ này? ([email protected])
TS Nguyễn Thị Thanh Hương: Đây là chiếc ấm không đạt chất lượng sản phẩm xuất xưởng, các bạn hẳn sẽ biết chỗ dành cho nó. Trong khi những sản phẩm khác có thể được xuất hiện trên những bàn tiệc sang trọng, được người sử dụng nâng niu thì những chiếc ấm không đạt chuẩn sẽ bị bỏ đi. Sự khác nhau quá lớn chỉ xuất phát từ những chi tiết nhỏ. Không có người thợ nào lại mong muốn dù chỉ là 1 trong các sản phẩm mình làm ra phải ở lại nơi sản xuất chỉ vì nó kém một chút hoàn hảo, nhưng vẫn phải chấp nhận sự khắc nghiệt của cuộc chơi. Học viện Báo chí và tuyên truyền đã công bố chuẩn đầu ra từ cuối năm 2012, tại thời điểm đó đã có khoảng 30 trường đại học ở Việt Nam áp dụng điều này. Trường đầu tiên công bố chuẩn đầu ra vào năm 2008. Nói một cách đơn giản chứng chỉ chuẩn đầu ra được ví như cách công nhận chất lượng sản phẩm, được dùng để xác định giá trị và đẳng cấp của sản phẩm giáo dục. Đây là điều đương nhiên cần và nên làm đối với mọi cơ sở đào tạo.
Thưa TS Trần Thị Thu Hiền, môn tin học có chung một thực trạng như nại ngữ không? Cô có thể chia sẻ thêm thông tin về kỳ thi vừa qua? ([email protected])
TS Trần Thị Thu Hiền: Với tin học thì các em đều xác định được đây là chương trình rất thiết thực và không khó để đạt được mức chuẩn này. Đây là ý kiến của các em sinh viên trong cuộc đối thoại giữa nhà trường, khoa Nại ngữ và Bộ môn Toán tin, Phòng Đào tạo với sinh viên khóa 32 sau đợt đầu thi đầu tiên.
Nhà trường đã tổ chức 8 đợt thi tin học cho các sinh viên: đợt 1 đạt 46%; đợt 2 đạt 68%; đợt 3 đạt 87%; đợt 4 đạt 87%; đợt 5 đạt 86%; đợt 6 đạt 61%; đợt 7 đạt 84%; đợt 8 đạt 77%. Từ số liệu này cho thấy, đợt 1 là tỉ lệ đạt còn thấp vì các em chưa xác định được mục đích của chương trình chuẩn đầu ra và tại thời điểm này các em cũng bị nhiều vấn đề chi phối như: phải đi thực tập, chuẩn bị thi tốt nghiệp, hoàn thiện điểm các môn học. Các đợt thi sau tỉ lệ đạt chuẩn cũng tương đối cao.
Thưa cô, được biết sinh viên sẽ cần đến chứng chỉ tin học A hoặc B tùy ngành học, cô có thể nói rõ hơn về 2 chứng chỉ này? Nó sẽ tập trung vào những kỹ năng nào? (Thi Uyên, báo chí đa phương tiện K33)
TS Trần Thị Thu Hiền: Để xác định chuẩn đầu ra tin học căn cứ vào các ngành học. Như khối lý luận sẽ tập trung vào việc sử dụng máy tính cơ bản word, excel; khối nghiệp vụ thì yêu cầu cao hơn: xử lý văn bản internet nâng cao, xử lí ảnh dàn trang báo, xử lí đồ họa.
Thưa TS Nguyễn Thị Thanh Hương, em cho rằng B2 là quá cao đối với sinh viên, phía ban lãnh đạo không hiểu thực tế sinh viên và đưa ra các quy chuẩn vô lý, khiến cho sinh viên phải đau đầu để kiếm một chứng chỉ ra trường.Vậy cô nghĩ sao về mức chuẩn tiếng Anh? ([email protected])
TS Nguyễn Thị Thanh Hương: Khó có thể xác định là cao hay thấp nếu chưa biết sinh viên đó sử dụng chứng chỉ đó vào việc gì. Bất kì một chứng chỉ nại ngữ nào kể cả chứng chỉ quốc tê đều sẽ hết hiệu lực sau 2 năm. Chứng chỉ nại ngữ dùng để đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ, chỉ là sự khởi đầu, là cơ sở để người được cấp chứng chỉ sử dụng như một công cụ trong công việc của mình. Ví dụ đối với sinh viên Ngôn ngữ Anh, mức chuẩn đầu ra C1 chỉ tương ứng với với trình độ năm thứ 2 khi kết thúc học phần kiến thức đại cương. Mỗi trình độ sẽ tương ứng với lượng từ vựng phải có, độ phức tạp của cách diễn đạt, tốc độ của lời nói, mức độ tự nhiên trong giao tiếp. Khi đi làm các bạn không phải chia động từ, đổi câu hay điền từ, nhưng trong các tình huống cụ thể bất kì lúc nào bạn có thể gặp một bảng chỉ đường, đọc hướng dẫn sử dụng, đọc các bản hợp đồng,... Điều quan trọng là sinh viên luyện tập được thói quen tư duy, thể hiện suy nghĩ của những người khác cũng nói tiếng Anh như mình. Mục đích cuối cùng là hiểu được những gì người khác nói với mình và khiến người khác hiểu những gì mình muốn diễn tả.
TS Nguyễn Thị Thanh Hương đang giải đáp các thắc mắc về vấn đề chuẩn đầu ra nại ngữ.
Thưa cô, dựa vào căn cứ, tiêu chuẩn nào để nhà trường định mức chuẩn đâu ra nại ngữ và tin học cho từng khoa? Với mức chuẩn đầu ra như vậy thì nhà trường có kỳ vọng gì ở sinh viên? (Hoàng Thế Mạnh, báo chí đa phương tiện K33)
TS Nguyễn Thị Thu Hương: Đầu tiên chuẩn đầu ra phải phụ thuộc chính vào yêu cầu chung của bộ GDĐT. Trường cũng so sánh tương quan với các trường khác, đồng thời dựa vào yêu cầu sử dụng nại ngữ của từng chuyên nghành. Nhà trường, cũng như toàn xã hội kỳ vọng sinh viên thời đại mới của Học viện Báo chí và tuyên truyền có đủ năng lực để đáp ứng được nhu cầu về công việc của các cơ quan tuyển dụng. Theo cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu (Trong chuyến thăm Việt Nam hồi năm 2007), chìa khóa để tránh tụt hậu trong thế giới hiện nay là tiếng Anh. Việc Việt Nam gia nhập khối ASEAN tạo nên cả cơ hội và thách thức trong thị trường lao động. Điểm yếu của nguồn nhân lực nói chung và sinh viên nói riêng vẫn là khả năng sử dụng tiếng Anh.
Em là một sinh viên khoá 34, trong lớp tiếng Anh, em thấy rõ sự chênh lệch trình độ rõ rệt và bản thân các giáo viên cũng rất vất vả để xóa bỏ điều này. Vậy thưa cô, các lớp ôn thi chuẩn đầu ra đã có biện pháp gì để cải thiện tình hình? ([email protected])
TS Nguyễn Thị Thanh Hương: Theo tôi, có 2 nhóm nguyên nhân chính. Đầu tiên là thời gian của kỳ thi chuẩn đầu ra, tiếp theo đó là động cơ và thói quen học nại ngữ. Điều đáng lo ngại nhất là các sinh viên thi đầu vào khối C ở các khoa nghiệp vụ do khoảng cách quá lớn giữa xuất phát điểm và yêu cầu đầu ra. Các lớp ôn thi chỉ có tác dụng định hướng cho người học, đưa ra những gợi mở, chứ không học thay cho sinh viên được. Sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng, sinh viên còn cần phải đầu tư một cách nghiêm túc thời gian và sức lực mới có thể đạt kết quả.
Các bạn sinh viên đang chú ý lắng nghe và đặt câu hỏi cho các vị khách mời.
Thưa cô, nhà trường xử lý thế nào với trường hợp sinh viên không thi mà mua bằng? (Hữu Trung, K33 Xây dựng Đảng)
TS Nguyễn Thị Thanh Hương: Mọi hình thức gian lận trong thi cử đều không nên được coi là sự chọn lựa. Nếu ta nói dối một lần thì cứ phải tiếp tục nói dối. Sinh viên không nên vi phạm kỉ luật thi cử chỉ để đạt chuẩn đầu ra vì đó là cái giá không đáng phải trả vì sẽ còn nhiều điều khiến cho kết quả của sự gian lận trở thành chuyện phiền phức cho chính các bạn sinh viên. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện và có nhiều cách hỗ trợ để những sinh viên có ý thức có thể được thi tại trường. Đồng thời, giúp các bạn sinh viên tăng mức độ tự tin qua việc tổ chức các lớp học ôn với mức học phí rất ‘tạo điều kiện’. Đến nay trường đã tổ chức 8 kì thi cho khoá 32, tổ chức các lớp học miễn phí do các giáo viên khoa Nại Ngữ và các tình nguyện viên của các lớp Ngôn Ngữ Anh và Thông tin đối nại đảm nhiệm với phương thức học theo nhóm nhỏ rất có hiệu quả.
Thưa cô, cô có thể chia sẻ cấu trúc đề thi chuẩn đầu ra tin học? (Mymy, quan hệ quốc tế k34)
TS Trần Thị Thu Hiền: Kì thi sẽ có 2 phần, phần 1 là trắc nghiệm kiến thức cơ bản: mạng, xử lí văn bản. Toàn bộ đều học ở trong chương trình. Bên nghiệp vụ thì cơ bản sẽ thi về đồ họa trình chiếu. Phần 2 là thực hành với những bài tập đơn giản. Các bạn sinh viên khoá trước có điểm số khá cao, rất hiếm trường hợp bị trượt. Có 40 câu hỏi và tính theo thang điểm 10. Thực hành cũng theo thang điểm 10 hệ số 0,6. Nếu ai trên 5 là đạt Chuẩn đầu ra sặp xếp theo: Giỏi- Khá-Trung bình.
C
Khách mời chụp ảnh cùng BBT Sóng Trẻ.
Phóng sự của VTV về chuẩn đầu ra tin học và nại ngữ học viện Báo chí và tuyên truyền.
Buổi giao lưu trực tuyến kết thúc vào lúc 15h30 ngày 13/9/2016. Ban biên tập Sóng trẻ đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ quý vị độc giả. Tuy nhiên, vì thời lượng chương trình có hạn nên ban biên tập sẽ gửi các câu hỏi chưa được trả lời đến khách mời của chương trình là TS Nguyễn Thị Thanh Hương và TS Trần Thị Thu Hiền để được giải đáp đồng thời cập nhật lên trang tin điện tử Sóng trẻ trong một chương trình hoặc bài viết thích hợp. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm, theo dõi và ủng hộ chương trình!
BBT Sóng Trẻ