Giao lưu trực tuyến: Tâm sự về chuyện đời và nghề của người thầy dạy báo chí

(Sóng trẻ) - Sáng 27/09, trang tin điện tử Sóng trẻ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Tâm sự về chuyện đời và nghề của người thầy dạy báo chí”. Với hơn 90 phút giao lưu, chúng tôi hy vọng đã khắc họa được phần nào chân dung của khách mời, TS. Đinh Thị Thu Hằng - một trong những giảng viên tiêu biểu của khoa Phát thanh - Truyền hình nói riêng và những người thầy dạy báo chí nói chung, giúp mọi người hiểu rõ hơn về công việc thầm lặng nhưng hết sức cao đẹp của họ.

Nhân dịp kỉ niệm 11 năm thành lập khoa Phát thanh - Truyền hình (1/10/2003 -1/10/2014) và hưởng ứng đêm nhạc hội Sóng trẻ festival, trang tin điện tử Sóng trẻ đã tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với TS. Đinh Thị Thu Hằng: Tâm sự về chuyện đời và nghề của người thầy dạy báo chí.

969865965__dsc0258.jpg
Khách mời của buổi giao lưu: TS. Đinh Thị Thu Hằng 

Buổi giao lưu có sự góp mặt của: TS. Nguyễn Thị Trường Giang - Tổng thư ký tòa soạn trang tin điện tử Sóng trẻ, Phó trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình và khách mời: TS. Đinh Thị Thu Hằng, Tổ trưởng tổ Phát thanh, khoa Phát thanh – Truyền hình, giảng viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền.

Trong buổi giao lưu này, chúng tôi đã nhận được gần 200 câu hỏi. Điều đó phần nào cho thấy sự quan tâm của quý độc giả đối với chủ đề giao lưu mà chúng tôi đã lựa chọn.

Trong số gần 200 câu hỏi, đa phần là các câu hỏi liên quan đến quãng đường sự nghiệp của TS. Đinh Thị Thu Hằng. Nài ra, rất nhiều câu hỏi khác đề cập đến cách rèn luyện để trở thành một nhà báo giỏi hoặc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên muốn theo đuổi nghề báo. Tuy nhiên, vì thời lượng chương trình có hạn nên khách mời không thể trả lời tất cả câu hỏi mà quý độc giả gửi đến.

Với thời gian hơn 90 phút, khách mời đã trả lời được gần 20 câu hỏi bao quát tất cả mọi khía cạnh từ đời tư, sự nghiệp đến cách học tập, rèn luyện và định hướng nghề nghiệp. Thông qua đó, chúng tôi hy vọng có thể phần nào giúp khắc họa chân dung của TS. Đinh Thị Thu Hằng nói riêng và những giảng viên giảng dạy báo chí khác nói chung. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hy vọng rằng với buổi giao lưu này, những ai muốn trở thành một nhà báo giỏi đã phần nào tìm được câu trả lời cho mình về cách học, cách rèn nghề và định hướng theo đuổi nghề báo.

4a5919b5f__dsc0301.jpg
TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Tổng thư ký tòa soạn trang tin điện tử Sóng trẻ (đứng thứ 5 từ trái qua phải) tặng hoa, chụp ảnh cùng khách mời và BTC

Nội dung của buổi giao lưu

Những chia sẻ về đời tư cá nhân

- Nguyễn Anh Tuấn: Thưa cô, cô lấy chồng năm bao nhiêu tuổi và chồng cô hiện đang làm nghề gì ạ? Cô chia sẻ một chút với chúng em về chuyện tình yêu của cô đi ạ? 

Giới trẻ thì luôn quan tâm tới tình yêu và thậm chí nhìn vào đâu cũng thấy tình yêu (cười). Câu chuyện của tôi cũng bình dị thôi, tôi lấy chồng hơi sớm vào năm 23 tuổi dương lịch, 24 tuổi âm lịch. 

Có một điều tôi muốn chia sẻ về câu chuyện tình yêu của mình. Chồng tôi không làm trong lĩnh vực báo chí cũng như không phải là người chồng tâm lí theo kiểu đơn thuần như luôn nhớ tặng hoa, quà vào những ngày lễ. Song, điều quan trọng nhất là sự ủng hộ của anh ấy dành cho tôi.

Bản thân tôi khi học lên Tiến sĩ, vợ chồng tôi chưa từng phải to tiếng với nhau về chuyện em đừng học cao lên. Khi bạn là người thành đạt thì thái độ của bạn đối với mọi người xung quanh là rất quan trọng. Hãy truyền tới chồng mình thông điệp: Dù em có thành công đi chăng nữa thì em vẫn là người mẹ, người vợ như trước.

Chồng tôi vừa là một kĩ sư xây dựng, vừa là một doanh nhân. Anh có mở một công ty thiết kế nội thất và xây dựng của riêng mình.

- Trần Trang Nhung: Cô được mấy bé rồi ạ, cô bận như thế, làm sao cô cân bằng được công việc và gia đình?

Cảm ơn bạn! Tôi có hai bé, bé gái 10 tuổi và đang học lớp 5, bé trai 4 tuổi sinh năm 2010. 

Tôi coi mình như là bạn của con. Tôi hay trò chuyện với con để con có thể chia sẻ điều con mong muốn, hướng dẫn con cách ứng xử với bạn bè, thầy cô. Khoảng thời gian thứ bảy, chủ nhật tôi thường cố gắng sắp xếp công việc để bế con đi công việc chơi. Khoảnh khắc nhìn con chơi đùa, tinh nghịch tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi coi đó là phần thưởng giải tỏa áp lực công việc.

22033b1a8__dsc0296.jpg
MC và khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến

Chặng đường sự nghiệp và những kỉ niệm đáng nhớ

- Lê Nam: Ngày xưa, hồi học THPT, cô học trường nào ở Hà Tĩnh vậy? Cô có thể bật mí một chút về thành tích học tập của cô ở cấp THPT và Đại học được không ạ?

Tôi quê gốc Hà Tĩnh nhưng lớn lên ở thành phố Vinh, Nghệ An. Cấp 3 tôi học tại trường THPT chuyên văn Phan Bội Châu, Nghệ An. 

Nói về thành tích của mình quả là hơi ngại! Tôi có thể nhìn thấy hình ảnh của mình trong các em bây giờ, yêu thích học tập và cố gắng phấn đấu như các em. 

- Nguyễn Thị Thanh: Cô có thể chia sẻ cho tất cả mọi người được biết được đâu là thành công lớn nhất và đâu là thất bại lớn nhất của cô từ khi cô theo đuổi môn báo phát thanh cho đến bây giờ? 

Cảm ơn bạn, tôi rất là thích câu hỏi này!

Trong vai trò của một người giảng viên khoa Phát thanh - Truyền hình, tôi được phân công nhiều môn như lao động nhà báo, tâm lý…Trong đó, chuyên ngành phát thanh đã cho tôi rất nhiều kỉ niệm. Điểm sáng lớn nhất, nhiều kỉ niệm nhất đối với tôi là khi sang Thụy Điển giảng dạy, thi giảng viên giỏi cấp Bộ, tôi đã chọn báo phát thanh để giảng dạy bởi vì tôi thấy nó rất thân yêu, gần gũi với bản thân mình. Phát thanh cũng chính là chiếc chìa khóa tạo nên những thành công trong cuộc sống của tôi.

Tuy nhiên, cũng có những điều tôi chưa hài lòng. Chẳng hạn trong thời gian giảng dạy, có một bạn sinh viên học giỏi, có năng lực nhưng ra trường bạn ấy đã chọn một ngành nghề khác ở nài. Điều đó làm tôi cảm thấy có chút xót xa, tiếc nuối.

- Nguyễn Ngọc Long: Em được biết là cô thường xuyên đi công tác ở Tây Ninh, Tiền Giang, Phan Thiết, cô có thể kể kể về những kỉ niệm khi đến những vùng đất đó. Các tỉnh đó đều ở trong Nam, khi cô giảng dạy ở đó, cô nghĩ cách dạy và học ở trong đó có gì khác biệt với các trường Đại học ở Hà Nội? 

Tôi có rất nhiều kỉ niệm với các bạn sinh viên miền Nam. Các bạn mang đến một bao tải dừa để tôi hàng ngày có thể uống nước dừa thay nước lọc (cười). Họ còn mang bánh và hoa quả cho tôi rất nhiều. Nhiều bạn sinh viên khiến tôi cảm giác rất phục họ. Có nhiều bạn sau này đạt được nhiều thành công hoặc có những tác phẩm rất hay. Tôi rất vui vì có thể đào tạo những người giỏi hơn mình. 

Bạn Ngọc Long có một bài viết về miệt vườn tại miền Nam khiến tôi rất thích. Bạn còn có một phóng sự miền biển với sự đầu tư công phu về hình ảnh, âm thanh, chất lượng nội dung.

Theo tôi, các bạn sinh viên miền Nam rất cởi mở, thân thiện, có phần giản dị còn các bạn sinh viên miền Bắc có phần đằm thắm và lí lẽ hơn. Tuy nhiên, họ đều có điểm chung là rất yêu thích tri thức.

865cdc725__dsc0262.jpg
Khách mời: TS. Đinh Thị Thu Hằng hồi tưởng lại nhiều kỷ niệm cũ thông qua các câu hỏi tại buổi giao lưu

- Trần Thùy: Em được biết năm 2013, cô nhận lời một trường đào tạo báo chí ở Thụy Điển tham gia giảng dạy lớp cao học Báo chí. Cô có thể chia sẻ kỉ niệm về chuyến đi đó, đâu là khó khăn lớn nhất mà cô gặp phải khi ra nước nài giảng dạy? 

Tôi đã được mời sang tham gia giảng dạy lớp cao học khoa báo chí truyền thông tại Thụy Điển. Khó khăn nhất với tôi là không gian sống và thời tiết. Khoảng thời gian tôi sang đó là vào tháng 4, thời tiết có ấm hơn mùa đông nhưng vẫn dao đông từ 1 - 5 độ C và lạnh hơn Việt Nam rất nhiều. Hơn nữa độ ẩm thấp, không khí rất khô nên tôi cảm thấy khó thở và chảy máu mũi. Tôi sang đó vài ngày thì bị ốm. Lúc đó, trong tôi có cái gì trỗi dậy tinh thần dân tộc, tự hào về mái trường tôi làm việc, tôi đã vùng dậy đi bộ 2 km để đến trường chỉ để quan sát không gian lớp học. Tôi nghĩ nếu mình xa lạ với không gian thì sẽ làm giảm hiệu quả giảng dạy. 

Khó khăn nữa là nại ngữ, mặc dù tôi đã tự tin nhưng cách học bên nước nài có khác so với nước mình. Tôi dành một tiếng để giảng dạy, thời gian còn lại tôi trao đổi với sinh viên. Họ hỏi liên tục, tới tấp. Tôi ước mình giỏi nại ngữ hơn nữa thì mình sẽ cống hiến được nhiều hơn nữa cho buổi giảng hôm đó.

Đến ngày thứ 10 tôi rất muốn về nhà. Thành phố đẹp cổ kính, dòng sông thuyền buồm, khu nhà tráng lệ, dát vàng nhưng châu Âu đẹp một cách vắng lặng. Khi đó con tôi 3 tuổi, tôi nhớ con và thấy buồn. Tôi thường đi lang thang trong phòng ở khách sạn, chat với bạn bè và nghe nhạc quê nhà. Tôi nhớ gia đình, bạn bè và Hà Nội. Lúc đó tôi mới thấm nhuần câu không nơi đâu bằng nhà mình cả.

3062f4aa2__dsc0281.jpg
Quang cảnh hội trường diễn ra buổi giao lưu

- Trịnh Quỳnh Trang: Như chúng em được biết cô đã đạt được danh hiệu "Giảng viên giảng dạy xuất sắc cấp Bộ hội thi năm 2014”, cô có thể chia sẻ cho chúng em về kỉ niệm thú vị nhất của cô với lớp Phát thanh K32 trong giờ giảng chất lượng cao đã giúp cô đạt danh hiệu này?

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn!

Lớp Phát thanh K32 đã đồng hành cùng tôi trong cuộc thi Giảng viên giỏi cấp Trường và cấp Bộ. Thầy – Trò đã phối hợp rất ăn ý. Các em luôn lo lắng cho tôi và trong giờ học thì từng cử chỉ, lời nói, câu hỏi, hoạt động tôi đưa ra đều được các em hưởng ứng nhiệt tình. 

Tuy nhiên, vào tiết giảng “Kỹ năng của phóng viên hiện trường”, các nhóm làm việc quá say sưa làm tôi bị “cháy” giờ. Giây phút các bạn nói quá dài, tôi có 2 sự lựa chọn: Một là cắt ngang các em, hai là lắng nghe các em trình bày hết ý tưởng của mình. Cuối cùng, tôi vẫn quyết định để các em nói hết mà không chen ngang dòng suy nhĩ của các em. Kết quả, tôi vẫn được đánh giá cao và đạt danh hiệu Giảng viên Giỏi cấp Bộ. 

Nhân đây tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Phát thanh K32.

- Trịnh Tuyết Nhi: Như em thấy càng lên các cấp học cao thì sự gắn kết giữa thầy và trò lại càng mờ nhạt hơn. Nhưng em thấy cô lại được rất nhiều lớp sinh viên quý trọng và yêu mến. Vậy điều gì từ cô đã làm được nên điều đó? 

Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi biết các em rất quý mến tôi. 

Ở các cấp học cao, tình cảm thầy trò trở nên kín đáo hơn, có chiều sâu hơn. Điều đó không có nghĩa là tình cảm thầy trò mờ nhạt đi. Tôi thấy tất cả các em sinh viên đều rất năng nổ, chịu khó. Tôi đóng vai trò là một người hướng dẫn, tôi luôn lên lớp bằng tình cảm và tri thức mình có. Với tâm trạng thoải mái và vui vẻ, tôi muốn tạo một bầu không khí thoải mái nhất cho sinh viên. Tôi muốn định hướng cho lớp trẻ, thanh niên có năng lực, có định hướng và khơi dậy đam mê. 

- Ngọc Hiền: Em được biết nài giảng dạy chuyên ngành phát thanh cô còn là một giảng viên tâm lý, vậy giữa hai môn học này có mối quan hệ như thế nào? Cô có thể chia sẻ cho chúng em về kinh nghiệm ngồi trước các bạn thính giả không bị run không ạ? 

Rất nhiều bạn hỏi tôi làm sao để bình tĩnh, không bị run và tôi đã chia sẻ với các em một số kĩ thuật giữ bình tĩnh như: Hít thở sâu, nắm tay chặt, uống một cốc nước lạnh… Quan trọng nhất, các em cần coi khán thính giả như những người bạn thân của mình. Chúng ta không cần xuất hiện quá hoàn hảo mà cần sự hòa đồng, chân tình.

Về chuyện tâm lý, tôi luôn cố gắng tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong lớp học. Tâm lý là một yếu tố rất quan trọng trong giảng dạy, giúp tôi hòa đồng và hiểu được mong muốn của sinh viên, tạo được không khí cho bài giảng sinh động và hiệu quả. Tâm lí báo chí rất cần thiết cho chúng ta để mọi người hiểu và yêu quý mình hơn.


7e87b3719__dsc0272.jpg
TS. Đinh Thị Thu Hằng hào hứng với những câu hỏi tại buổi giao lưu

- Nguyễn Lâm Anh: Hơn 10 năm giảng dạy, cô có ấn tượng với lớp nào nhất? Điều gì khiến cô có đam mê trở thành một người thầy dạy báo chí mà không phải là một ngành nghề nào khác? Nếu như có cơ hội được chọn lại, cô có chọn nghề giáo nữa không ạ?

Tôi có kỉ niệm rất thú vị là cách đây 2 năm, Đài Tiếng nói Việt Nam tuyển CTV. Một nhà báo đã gọi điện cho tôi và nói rằng: Hôm nay bọn anh tuyển CTV, có rất nhiều sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền đến thi tuyển. Anh có phỏng vấn một số bạn học chuyên ngành truyền hình là tại sao học truyền hình mà lại đi làm Phát thanh? Bạn ấy đã nói rằng: Có một cô giáo đã truyền cho em tình yêu phát thanh nên em muốn làm báo phát thanh ạ!

Anh ấy nói: “Cảm ơn em vì đã truyền cảm hứng cho những bạn sinh viên ấy”. Lúc đó, tôi rất xúc động bởi vì bằng tình yêu nghề và sự nhiệt huyết, tôi đã truyền được “lửa” nghề sang cho sinh viên.

Có một bạn sinh viên ra trường viết lên facebook của tôi rằng: “Những lúc phong ba bão táp trong cuộc đời, em luôn nghĩ đến cô”. Lúc đó tôi đùa rằng: Tôi cảm thấy có lỗi với em bởi vì khi em còn ở trường tôi đã không nghiêm khắc hơn với em.

Trong cuộc sống tôi rất yêu phát thanh, ca hát và tiếng Anh nhưng khi tôi ra trường, cái duyên làm giảng viên đã đến với tôi. Các bạn sinh viên rất nhiều năng lượng và thông minh. Vì vậy, được làm việc với họ là cách để tôi làm mới tư duy của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng rất thích viết lách nghiên cứu, đòi hỏi cá nhân, lắng mình lại ở nơi yên tĩnh. Vì thế, tôi nghĩ mình may mắn vì đã được làm công việc mình yêu thích, được sống với đam mê và sở thích cá nhân.

TS. Đinh Thị Thu Hằng hát tặng độc giả tham gia giao lưu trực tuyến ca khúc :Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác (nhạc và lời: An Thuyên)

- Nguyễn Quỳnh Chi: Cô đánh giá như thế nào về phát thanh trong thời buổi hiện nay khi báo mạng đã ra đời và ngày càng chiếm ưu thế hơn, có cô những đề xuất gì cho mỗi chương trình phát thanh không? 

Tôi may mắn có thời gian dự nhiều hội thảo tại nước nài. Tôi nhận thấy phát thanh vẫn rất được yêu thích ngay tại các nước châu Âu phát triển. Ở bất cứ nơi đâu, khi bạn đang di chuyển hay làm việc đều có thể nghe phát thanh. Đây vẫn là một thế mạnh riêng biệt để phát thanh cạnh tranh với các loại hình báo chí khác. 

Tôi cũng rất yêu thích báo mạng, loại hình báo chí đa phương tiện. Tuy nhiên, theo tôi, việc tiếp nhận báo phát thanh vẫn dễ dàng và gần gũi hơn. Các yếu tố cần quan tâm như: Hàm lượng thông tin, vấn đề công chúng quan tâm và hình thức thể hiện. Một tin nóng hổi, nếu bạn thể hiện với giọng thờ ơ thì bản tin cũng sẽ không hấp dẫn. 

Kĩ thuật sử dụng nhiều dạng âm thanh rất quan trọng trong phát thanh. Ngày nay, chúng ta có thể đưa chương trình phát thanh lên mạng internet, giúp cho thính giả có thể nghe lại và tiện cho việc lưu trữ hơn. Nài ra, tôi muốn nhấn mạnh một yếu tố quan trọng khác khi làm phát thanh là cần thể hiện cảm xúc, cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh tin tức. 

Theo tôi: Các bạn hãy tin tưởng rằng chúng ta có một chân trời để làm việc và cống hiến.

Cách rèn luyện và định hướng nghề nghiệp cho những sinh viên muốn theo đuổi nghề báo

- Nguyễn Ánh Tuyết: Cô có thể chia sẻ cho chúng em một số phương pháp để học tập môn phát thanh thật tốt, đồng thời chia sẻ cho chúng em một ít kinh nghiệm để thực hành cũng như luyện tập môn phát thanh này khi ở nhà để có được chất giọng tốt? 

Phát thanh là một loại hình báo chí có nghiệp vụ nghề báo nói chung, nó yêu cầu hệ thống kĩ năng đặc thù về tư duy âm thanh, sử dụng chất liệu âm nhạc…. 

Không nhất thiết phải có chất giọng "vàng" như các phát thanh viên hàng đầu nhưng chúng ta cần phát âm tròn vành rõ chữ. Trong nhiều chương trình, chất giọng không quan trọng bằng việc chúng ta nói như thế nào. Theo tôi cách mà chúng ta truyền đạt thông tin là rất quan trọng. 

Ví dụ như trong đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các phóng viên VOV đã vô cùng xúc động, nghẹn ngào. Họ đã truyền đi cảm xúc thật của mình và chinh phục được thính giả. 

Nài ra theo tôi, các em cần chú ý đến kỹ thuật ngắt, nhấn… phù hợp với nội dung thông tin. Đó mới chỉ là những kỹ thuật cơ bản còn những kĩ năng chuyên sâu thì sẽ có buổi khác chia sẻ cùng các em.

Như bản thân tôi, lúc khoảng 4 -5 tuổi, tôi đã rất thích những gì liên quan đến giọng như hát, học nại ngữ. Tôi được bố mẹ truyền cho chất giọng. Tôi ý thức việc luyện chất giọng sao cho tròn vành rõ chữ, cách truyền đến người nghe sao cho họ cảm nhận được qua âm điệu, sắc thái và cách thể hiện.

- Ngô Cường: Em gần đây đọc diễn đàn trên mạng, thấy có một trường hợp CTV không được tòa soạn trả nhuận. Đời sống báo chí rất sôi động nhưng cuộc sống của cộng tác viên ngày càng khó khăn. Theo cô, những CTV mới vào nghề, phải làm sao để trụ lại với nghề khi mà miếng cơm, manh áo luôn đè nặng họ? 

Tôi muốn nói rằng: Bất cứ nghề nào cũng có khó khăn riêng. 

Ví dụ như nghề giáo viên, nhiều người phải đi dạy hợp đồng nhiều tháng với đồng lương ít ỏi. Đối với nghề báo cũng vậy, nhiều bạn may mắn có thể nhận được vị trí tốt và điều kiện thuận lợi, trong khi số khác lại gặp rất nhiều khó khăn về chuyện cơm áo, gạo tiền. 

Lời khuyên dành cho các bạn là: Chúng ta hãy năng động hơn, viết nhiều hơn nữa. Hãy xác định khó khăn hiện tại chỉ là tạm thời, khi trở thành một cây viết cứng hơn, các bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn ở các cơ quan báo chí khác nhau. Tôi tin, khi các bạn hết lòng với nghề và sống với đam mê của mình thì nghề sẽ không phụ mình.

80bc19339__dsc0269.jpg
TS. Đinh Thị Thu Hằng chăm chú trả lời câu hỏi được gửi đến

- Huệ Nguyễn: Em từng nghe cô nói tiếng Anh, thấy trình độ nại ngữ của cô rất tốt, cô có thể chia sẻ với chúng em về cách họ nại ngữ thật giỏi, giống như cô vậy ạ?

Thực ra, có những năm tháng tôi không chịu áp lực nào phải học tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi vẫn dành nhiều tình cảm cho môn học này. Tôi tự thân vận động học tập và hàng ngày, tôi đều nghe bản tin tiếng Anh của đài BBC. 

Trước khi tôi sang Thụy Điển giảng dạy, tôi gặp một vị nữ giáo sư khả kính. Bà và tôi nói chuyện rất hợp và bà đã mời tôi làm phiên dịch cho bà. Tôi đã cố gắng phiên dịch tốt. Đây cũng là một may mắn lớn của tôi, giúp tôi có động lực học tập tiếng Anh. Khi có mục tiêu cụ thể, tôi thấy quá trình học của mình được tốt hơn. Tôi nghĩ, các em hãy đam mê, yêu thích tiếng Anh và biến nó trở thành công việc hàng ngày của mình.

- Đỗ Dung: Em là con gái, em có nên làm báo không, nghe nói làm báo vất vả lắm?

Đúng là làm báo rất vất vả nhưng lời khuyên của tôi là: Vì em là con gái nên em rất nên làm báo. Bởi vì nghề báo làm cho em rất tự tin, năng động. 

Hình ảnh người phụ nữ thời xưa rất truyền thống, còn hiện nay, nghề báo sẽ giúp em phát huy các tố chất của người phụ nữ hiện đại. Hơn nữa, với đặc thù khéo léo, nhẫn nại, có sự tinh tế sẽ tạo nên sự đồng cảm nhiều hơn trong giao tiếp sẽ là những yếu tố giúp các em thành công. 

Tôi thấy có rất nhiều nhà báo nữ  đã gặt hái được nhiều thành quả và được mọi người yêu mến. Vì thế, các em hãy xem đó như cái đích trong quá trình chọn và rèn nghề báo.

- Vũ Thị Thùy: Rất nhiều người từ nghề khác rẽ sang làm báo rất thành công trong khi nhiều người tốt nghiệp báo chí nhưng lại không trụ lại được với nghề. Theo cô, tại sao lại như vậy? Làm thế nào để sinh viên báo chí có thể cạnh tranh việc làm với các đối thủ khác? 

Để trở thành một nhà báo thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố như: Bản lĩnh chính trị, nền tảng tri thức và vốn sống, kiến thức nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Tôi muốn nói đến kiến thức nền của các bạn, kiến thức tổng hợp và chuyên sâu. Có nhiều người ban đầu không làm báo nhưng lại có nền tảng kiến thức tốt. 

Ví dụ như một người học kinh tế có kiến thức rất tốt về thị trường, đầu tư... có thể viết báo kinh tế. Các bạn sinh viên báo chí được đào tạo bài bản trên giảng đường, nhưng nếu các bạn tự thỏa mãn với vốn tri thức của mình mà không tích cực rèn luyện thì sẽ khó cạnh tranh. Lời khuyên của tôi là các bạn hãy cố gắng nâng cao vốn tri thức nền tảng của mình mọi lúc, mọi nơi.

- Thanh Hoa: Em cũng muốn sau này trở thành một giảng viên dậy phát thanh như cô, để có thể trở thành một giảng viên tâm huyết với nghề như cô thì em cần phải chuẩn bị những gì từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường?

Cảm ơn em đã yêu thích nghề của tôi và mong muốn phấn đấu để trở thành một giảng viên phát thanh. 

Theo tôi, để trở thành một giảng viên, em cần phải chuẩn bị rất nhiều điều. Em phải rất chắc về kiến thức, vững vàng về chuyên môn, hiểu biết về nghề sâu rộng cùng bản lĩnh vững vàng. Vai trò giảng viên là công việc thầm lặng nhưng nó đứng ở sau tác động đến rất nhiều người, nhiều tác phẩm báo chí. Do đó em phải trau dồi phẩm chất chính trị và phải thực sự yêu nghề. Trong quãng đời làm giảng viên của mình, có những năm tháng tôi nhận được những đồng lương ít ỏi. Dù vậy, tôi rất yêu và hăng say với nghề. Theo tôi, những giảng viên tâm huyết chính là nhân tố giúp truyền nhiệt huyết đến cho sinh viên. 

Mặt khác, bên cạnh tri thức nghiệp vụ em nên trau dồi tình yêu nghề, đam mê với nghề nghiệp. Chính đam mê sẽ chỉ cho em được con đường đi tới thành công.

TS. Đinh Thị Thu Hằng giao lưu trực tuyến cùng Sóng trẻ


Trong buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay, BTC đã nhận được tổng cộng gần 200 câu hỏi gửi đến khách mời.

Tuy nhiên, vì thời lượng chương trình có hạn nên khách mời không thể trả lời hết tất cả câu hỏi gửi đến.

Những tâm, tư, tình cảm và cả những thắc mắc khác của các bạn muốn gửi đến khách mời, chúng tôi xin hẹn giải đáp ở những buổi giao lưu trực tuyến, bài viết trao đổi khác trên Sóng trẻ.

Trang tin điện tử Sóng trẻ xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã quan tâm, theo dõi buổi giao lưu cũng như đã gửi câu hỏi đến khách mời của chương trình.

Trân trọng!


Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN