Gửi em gái của chị!

(Sóng Trẻ) Chị nhớ nhiều lắm, nhớ cả chuyện ngày xưa chị em mình thường kéo mo cau, kéo đi hết một vòng quanh làng đến rách cả quần. chị nhớ có lần chị bị phạt không biết vì chuyện gì nên bị bố phạt phải đứng úp mặt vào tường, em đi lấy nước lấy cơm cho chị...


Thương gửi Nguyễn Thi Hoa, sinh viên lớp 38k07.2 - Khoa Tài chính Ngân hàng

Trường Đại Học Kinh tế Đà Nẵng.

Gửi em gái của chị!


Chị em mình hơn nhau có hai tuổi nên ngày xưa, chẳng ai chịu nhịn ai. Thậm chí suốt 18 năm liền chị em mình vẫn xưng hô với nhau theo kiểu cá mè một lứa "mi-tau" (mày –tao). Em chỉ gọi chị là "chị" khi chị bắt đầu bước vào giảng đường Đại học.


Mẹ bảo khi em mới chào đời, chị cũng thương em lắm, ngày nào đi chơi về cũng nhớ qua thơm vào má em một cái: “Chào em chị đi chơi về”, có cái kẹo cũng chỉ ăn 1 nửa còn 1 nửa gói vào giấy để dành cho em cho dù lúc ấy em chưa mọc răng. Nhưng đến tối về, kẹo chảy nước, kiến bu đầy vào không ăn được, kể từ đó chị mới không để dành nữa.


Lớn hơn một chút, chị không thích em nữa, bởi chị nghĩ rằng em đã giành mất tình yêu thương của mọi người dành cho chị. Mẹ chỉ dành thời gian chơi với em, bố mua được cái kẹo cũng dành cho em, khi em đòi bất cứ thứ gì chị cũng phải nhường, đến cả lúc em cào rách cả tay chị, em còn khóc ăn vạ, mẹ không biết nên mắng chị. Ngày bé số lần chị em mình đánh nhau chắc chẳng thế nào đếm được em nhỉ? Ngày ấy chị cứ tự hỏi, sao mình lại có đứa em gái đanh đá đến thế?


Nói thật nhé, ngày ấy chị rất hay ghen tỵ với em kiểu trẻ con ấy! Sau này còn có một thời gian chị giận em nữa cơ. Vì em giỏi hơn chị, vì nhiều người quý em hơn chị. Em ít nói, em cũng lười học, về đến nhà là chỉ bỏ đi chơi chẳng bao giờ đụng vào sách vở nhưng không hiểu sao tất cả những lần đi thi Học sinh giỏi toàn đậu, em bảo là "chó ngáp phải ruồi" rồi cười trừ.


Hồi em lên lớp 5, lúc đi học về, chị nghe thầy giáo phụ trách đội khen em, nói em được giải ba của toàn tỉnh, đã thưởng gì cho em chưa. Chị ngơ ngác vì có nghe em nói gì đâu, thầy bảo kết quả chắc chắn đấy, thầy đã  nói với em từ mấy hôm rồi thế không nghe em gái nói gì à. Trong bữa ăn nghe chị kể chuyện bố cười bảo :"Chắc là Hoa nhà mình xếp thứ 3 từ dưới lên". Em chỉ ậm ừ như đang nói chuyện của người khác rồi bỏ đi chơi. Vài hôm sau có kết quả báo về: Em đứng thứ 3 toàn tỉnh.


Bố bảo khi hai chị em đậu cấp 3 trường chính công bố sẽ thưởng xe mini mới để đi học. Chị dù chỉ vừa đủ điểm đỗ đã hí hửng đi mua xe mới. Hai năm sau  em đậu còn thừa hẳn hơn chục điểm nhưng em bảo vẫn đi xe cũ, em bảo đợi chị vào Đại học nhường xe lại cho em.  Xe của em đã qua một đời chủ, em cũng được tặng lại nên ngót nghét cũng đã hơn chục năm, chị nhớ mỗi lần em đạp xe qua lại có người nái cổ  nhìn vì âm thanh cọc cạch đau hết cả đầu. Chị biết vì năm ấy nhà mình gặp nạn, chị còn phải thi vào Đại học.


 Em là đứa ít nói, lại bướng bỉnh, cứng đầu. Em thẳng tính và cũng nóng tính giống bố. Em nói được em sẽ làm được, nếu sai em sẽ nhận, em chẳng hứa hẹn với ai điều gì chỉ làm rồi mới nói, chị nhớ những lần em hứa chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng em đã hứa thì chắc chắn sẽ làm.


Năm ấy, chị chỉ làm 1 bộ hồ sơ, trượt sẽ vào Nam đi làm. Em biết chuyện cũng chỉ bảo miễn là trường  mình thích là được, thi nhiều tốn tiền lại chẳng được tích sự gì. Nhưng cũng từ đó mọi công việc trong nhà em lo hộ chị, rửa bát, giặt quần áo, chị chẳng phải động tay vào làm. Chỉ còn 1 tháng nữa đến kì thi Đại học, thấy chị suốt ngày ru rú ở nhà tự ôn, em bảo mẹ đưa tiền để chị đi ôn thi. Chị bảo Văn, Sử, Địa tự ôn cũng được , em càu nhàu : “Sau trượt thì đừng có kêu”.  Mùa gặt năm ấy, bố bị ốm không làm được, nhà hơn 6 sào ruộng chỉ mình em và mẹ làm. Kì thi ấy chị đậu.


Nhưng đến năm em lớp 12. Chị gọi điện về hỏi em ôn thi thế nào, bố mẹ để em ở nhà ôn thi chứ. Em cười bảo : “Mấy hôm nay bị bắt ở nhá chán chết đi được toàn ngủ thôi, ôn thi mà cứ béo trắng ra”. Chị còn mắng em lo mà học không được phụ công bố mẹ. Năm ấy em cũng đậu, 22 điểm, bố chẳng nói gì, chị cũng không vui thậm chí còn mắng em vì chị biết em có thể làm tốt hơn thế. Em cười xòa : “Khả năng của em chị thế thôi, thế là được rồi”.  Sau chú nói với chị : “ Hôm trước ngày thi tốt nghiệp nó còn đi cấy. Hỏi răng không ở nhà ôn thi nó bảo mai mới thi chứ có phải bựa ni thi mà lo chú”. Mấy người hàng xóm xuýt xoa “Lứa thi đại học năm ni cả xóm chắc nó đi làm giúp mẹ làm đến tận ngày thi luôn, rứa mà vẫn đậu”. Chị thấy cay xè cả mắt.


Chị nhớ nhiều lắm, nhớ cả chuyện ngày xưa chị em mình thường kéo mo cau, kéo đi hết một vòng quanh làng đến rách cả quần. chị nhớ có lần chị bị phạt không biết vì chuyện gì nên bị bố phạt phải đứng úp mặt vào tường, em đi lấy nước lấy cơm cho chị. Nhớ cả giấc mơ ngày xưa em từng nói muốn thi vào Học viện An Ninh hay Học viện Ngân hàng ở Hà Nội. Em cũng muốn thi ra Hà Nội nhưng bố mẹ làm sao lo đủ cho cả hai đứa nên phải vào trong để cậu lo cho em. Chị cũng nhớ không biết bao lần em gọi điện hỏi chị Hà Nội có đẹp không, nói em muốn ra Hà Nội, thăm Lăng Bác, đi ăn kem Tràng tiền vào mùa đông... Là chị đánh cắp giấc mơ của em đúng không em? Chị xin lỗi!


Giờ chúng mình đều là sinh viên, cũng phải tập quen dần với cuộc sống xa nhà, tập quen dần với những thử thách của cuộc sống. Những thất bại, khó khăn sẽ giúp chúng mình trưởng thành hơn em ạ! Chị tin em có thể vượt qua tất cả vì em vốn là cô gái tự tin và bản lĩnh. Và, vì: CHỊ LUÔN Ở BÊN EM!

Nguyễn Trà

Phát Thanh K30

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN