Hà Nội: Xe buýt đạt chất lượng 5 sao, liệu có đúng?

(Sóng trẻ) - Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội đánh giá 99,9% số lượt xe buýt đạt chất lượng 5 sao. Nhiều người dân hoài nghi và cho rằng đây là con số không tưởng, không sát với thực tế.

Cụ thể, trong năm 2022,Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (HPTC) đã tiến hành theo dõi và chấm điểm gần 6 triệu lượt xe buýt. Tiêu chí đánh giá là chất lượng dịch vụ, cung cách phục vụ, thang điểm đánh giá sẽ chấm từ 1 đến 5 sao cho mỗi lượt xe buýt được theo dõi.

Kết quả đã có 4.682 lượt xe được đánh giá 4 sao (chiếm tỷ lệ 0,1%), 134 lượt xe được chấm 3 sao (chiếm tỷ lệ 0,002%), chỉ có 2 lượt xe bị chấm điểm 2 sao và 300 lượt xe bị chấm 1 sao (chiếm tỷ lệ 0,005%). Và cuối cùng là con số khiến nhiều người hoài nghi là khoảng 5 triệu 985 nghìn, chiếm tỷ lệ 99,9% lượt xe được chấm 5 sao - một tỷ lệ gần như tuyệt đối. 

picture2.jpg
Xe buýt chạy ẩu, tạt đầu các phương tiện khác là chuyện thường xuyên xảy ra.

Trước thông tin trên, nhiều người tỏ ra bất ngờ và đặt câu hỏi về tính chính xác của những số liệu thống kê mà các cơ quan quản lý đưa ra, liệu có phản ánh đúng sự thật. Hay chỉ là sự phóng đại, ảo tưởng về 1 giá trị không có thật...

Nguyên nhân chính khiến khách hàng tỏ ra bất ngờ với đánh giá trên là do chất lượng xe buýt chưa bảo đảm thời gian di chuyển, hạ tầng giao thông tiếp cận xe buýt chưa thuận lợi và thái độ phục vụ của một số nhân viên xe buýt còn chưa đúng mực...

picture3.jpg
Chất lượng phục vụ trên một số tuyến buýt vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với người già và người khuyết tật. 

Vậy, vì sao lại có kết quả 5 sao cho không ít những chiếc xe còn bụi bẩn, có tiếng kêu lọc xọc như xe cải tiến; phóng nhanh, vượt ẩu, bấm còi inh ỏi, xả khói mịt mù....

Trong khi đó, năm 2022 sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đạt 340 triệu lượt hành khách, chỉ bằng khoảng 60% so với thời điểm trước đại dịch COVID-19. Hà Nội đặt mục tiêu phải giải quyết được 21,5 - 23% nhu cầu đi lại của người dân, nhưng thực tế chỉ đạt được 18%. Điều đó chứng tỏ, chất lượng dịch vụ xe buýt chưa được đảm bảo, chưa đủ hấp hẫn với số đông hành khách.

Xét về lý thuyết, xe buýt là phương tiện giao thông công cộng tiện lợi nhất, gần dân nhất, thân thuộc gần gũi nhất. Hiện trong mạng lưới 148 tuyến xe buýt Hà Nội thì có tới 126 tuyến phải trợ giá, với số tiền khoảng 1.000 tỉ đồng mỗi năm.

Để các tuyến xe buýt trợ giá không “chết dần”, để xe buýt thật sự trở thành một phương tiện giao thông công cộng có thể thay thế xe máy thì chất lượng phục vụ phải được ưu tiên đặt ở vị trí số một. Mà muốn vậy thì đầu tiên phải dẹp bỏ những con số ảo đầy tính tự khen về chất lượng.

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN