Hội thảo “Ý tưởng châu Âu thông qua lịch sử”
( Sóng trẻ )- Vào 18h ngày 11/1/2017, hội thảo “Ý tưởng châu Âu thông qua lịch sử” diễn ta tại Trung tâm văn hóa Pháp L’Escape. Buổi hội thảo có sự tham gia của đại sứ Bruno Angelet – trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam với tư cách là diễn giả và giáo sư Andrew Hardy - Trưởng đại diện Trường Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội với vai trò là người điều phối.
Hội thảo “Ý tưởng châu Âu thông qua lịch sử”
Đại sứ Bruno Angelet là nhà nại giao Bỉ giàu kinh nghiệm. Trước khi được bổ nhiệm làm đại sứ EU, ông là đại sứ Bỉ tại Việt Nam. Ông cũng từng làm cố vấn về EU cho Phó Thủ tướng kiêm nại trưởng Bỉ. Kinh nghiệm của ông về EU thêm phong phú khi ông đảm nhiệm vị trí Vụ Phó Vụ Quốc phòng và An ninh châu Âu của Bộ Nại giao Bỉ.
Giáo sư Andrew Hardy là giáo sư về lịch sử Việt Nam tại Trường Viễn đông Bác cổ Pháp (EFEO). Ông nghiên cứu về Trường Luỹ Quảng Ngãi, lịch sử Chămpa và mối quan hệ dân tộc tại Đông Nam Á. Năm 2014-2016, ông điều phối khoa học dự án SEATIDE về Hội nhập tại Đông Nam Á (do FP7 tài trợ). Năm 2015, ông viết sách Lịch sử quan hệ Việt Nam - EU (1990-2015).
Đại sứ Bruno Angelet và giáo sư Andrew Hardy trong buổi hội thảo
Châu Âu được hình thành từ sự thống nhất về mọi mặt: lịch sử, chính trị, văn hóa,... Châu Âu có lịch sử hình thành và xây dựng tương đối lâu đời, có từ thời đại đồ đá cũ Paleolithic, cách đây khoảng 800000 năm. Trong quá trình phát triển, châu Âu đã trải qua những cuộc khủng hoảng lớn như: khủng hoảng tài chính, khủng hoảng người nhập cư, khủng hoảng đồng tiền EURO. Nhưng đến bây giờ, châu Âu vẫn khẳng định vị thế và vai trò của mình: một châu Âu hòa bình và sức mạnh.
Đại sứ Bruno Angelet trình bày quá trình lịch sử hình thành châu Âu
Cuối hội thảo, ngài đại sứ Bruno Angelet - Trưởng đại diện Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phát biểu: “Liên minh châu Âu là một thành tựu lịch sử lớn lao của hội nhập chính trị châu Âu được theo đuổi từ nhiều thế kỉ. Không giống bất cứ nơi đâu, các quốc gia châu Âu đang điều phối quản trị công thông qua các thể chế EU chung. Điều này đã tạo ra một trật tự hòa bình và ổn định trong nội khối sau nhiều thế kỷ chiến tranh và mang lại cho EU và các quốc gia thành viên mức độ phát triển bền vững cao nhất. Tuy nhiên những diễn biến bất lợi ở khu vực lân cận châu Âu hay trong tài chính quốc tế đang thách thức cách mà châu Âu đối phó với những vấn đề lớn thông qua xây dựng đồng thuận và quá trình ra quyết định từng bước. Nhưng EU vẫn sẽ là chiếc khiên bảo vệ tốt nhất cho người dân châu Âu trong tương lại.”
Hồng Vân
ĐPTK35
Cùng chuyên mục
Bình luận