Làm giàu từ nghề nấu cỗ: Cái tâm là tiêu chí hàng đầu
Anh Giáp chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi đã lựa chọn nghề nấu cỗ, bởi cái nghề cũng là cái nghiệp nên dù làm gì thì mình đều phải xuất phát từ cái tâm”.
Khách hàng luôn được coi trọng
Vợ chồng anh Giáp (chủ của cơ sở nấu cỗ Nhà hàng Giáp Tuyết – Trùng Quán, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) khởi nghiệp khi anh chị đang còn rất trẻ.
Vợ chồng anh Giáp chị Tuyết – chủ cơ sở nấu cỗ có tiếng ở Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội
Đó là thời điểm anh chị mới lấy nhau, số vốn trong tay còn hạn hẹp.
Anh Giáp tâm sự: “ Lúc mới bắt đầu vợ chồng tôi gặp rất nhiều khó khăn từ tài chính đến việc tìm kiếm thị trường. Lúc đó ít ai biết đến thương hiệu của chúng tôi nên chúng tôi phải chủ động tìm kiếm và bắt đầu xây dựng tên tuổi từ những đám quen”.
Mặc dù khởi đầu khó khăn nhưng anh chị vẫn đặt ra những nguyên tắc làm việc riêng. Đó là luôn coi trọng yếu tố chất lượng và những yêu cầu của khách hàng.
Để giàu từ nghề nấu cỗ thì nhanh nhưng để duy trì lại rất khó. Nếu chỉ quan trọng đến lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng mâm cỗ thì chỉ sau một vài lần khách hàng sẽ chuyển sang thương hiệu khác.
Chị Tuyết chia sẻ: “ Mặc dù lúc đầu chúng tôi chưa có nhiều khách hàng. Một tháng chỉ nhận được khoảng 200 mâm, giá mỗi mâm chỉ từ 700 – 800 nghìn đồng, tính ra lợi nhuận không được bao nhiêu, nhiều đám còn lỗ. Tuy nhiên hai vợ chồng tôi kiên quyết đặt chất lượng của khách hàng lên đầu, không vì thế mà bớt xén hay mua thực phẩm kém chất lượng. Chúng tôi đã có thời gian làm việc ở nhiều cơ sở nấu cỗ trước đây và cũng biết được những chiêu trò của họ. Nhưng nguyên tắc chúng tôi đã đặt ra thì phải luôn thực hiện”.
Thành công đến từ cái tâm
Để trở thành một người nội trợ giỏi trong nhà đã khó thì việc trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp phục vụ hàng trăm người lại càng khó hơn nữa. “ Nấu cỗ” là một trong những công việc đòi hỏi sự tính toán cũng như sự chuyên môn hóa khá cao. Và yếu tố chất lượng phải luôn được ưu tiên.
Những món ăn hấp dẫn thể hiện sự công phu của anh chị
Bằng những kiến thức đã học về nghề nấu ăn cùng những năm tháng trải nghiệm . Anh chị đã từng bước thành công và từng bước xây dựng được tên tuổi cho mình.
Phạm vi hoạt động đã được mở rộng ra nhiều nơi. Ban đầu là từ những đám cưới quen trong làng sau đó là những đám ở những vùng lân cận ( Ninh Hiệp, Yên Viên, Phù Đổng, Từ Sơn – Bắc Ninh,..).
Tuy nhiên phạm vi càng rộng thì mức độ đòi hỏi yêu cầu của khách hàng càng cao hơn. Anh Giáp chia sẻ: “ Thực sự có nhiều lúc chúng tôi rất áp lực, nhất là vào những tháng cao điểm của mùa cưới, số lượng khách đặt khá nhiều đồng thời họ cũng yêu cầu khá cao từ mặt chất lượng đến hình thức. Cái nghề của chúng tôi như làm dâu trăm họ nên nhiều lúc cũng khá mệt mỏi, nhưng vì cái nghiệp nên chúng tôi luôn cố gắng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất có thể”.
Để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất anh chị luôn học giỏi những món ăn mới
Anh Lê Tiến ( Thanh Hóa - Nhân viên) bộc bạch : “ Tôi là nhân viên của anh chị cũng được mấy năm rồi. Tôi thấy anh chị khá vất vả và bị áp lực từ mọi phía. Nhưng anh chị vẫn luôn cố gắng và có trách nhiệm với khách hàng. Có lẽ sau mỗi đám cưới nhận được những lời khen ngợi từ thực khách cũng như sự hài lòng của khách hàng sẽ xóa hết sự mệt mỏi của anh chị”.
Niềm vui của anh chị chính là sự hài lòng của khách hàng
Từ những sự cố gắng đó cơ sở của anh chị ngày càng phát triển. Tên tuổi ngày càng đươc nhiều người biết đến.
Cô Nguyễn Thị Liên ( Trùng Quán, Yên Thường, Gia Lâm) chia sẻ:
Lê Duyên
Báo chí Đa phương tiện k34a1
Cùng chuyên mục
Bình luận