Lần đầu đi thực tế
(Sóng Trẻ) - “Các nhóm hãy chọn một toàn soạn báo và sẽ đi thực tế tòa soạn đó trong vòng một tuần!”. Sau khi yêu cầu của cô Xuân vừa được đưa ra, 47 tân sinh viên của tập thể báo mạng K29 bắt đầu xôn xao, người thì lo chưa biết liên hệ với các toàn soạn như thế nào, người thì lo chưa biết sẽ phải làm những gì trong chuyến đi thực tế, tóm lại có thể gói gọn trong 4 chữ: “Bỡ ngỡ buổi đầu”.
Rõ ràng với những sinh viên năm nhất, 3 tuần học chưa đủ để làm quen với phong cách học ở đại học, sự lo lắng và căng thẳng hiện lên mồn một trên từng cái nhăn mặt, từng cái lắc đầu, từng cái lè lưỡi. Sau khi nghe những lời động viên và lời khuyên của cô giáo, tâm trạng lo lắng dần chuyển sang sự phấn khích. Các nhóm bắt đầu thảo luận tưng bừng để đi đến một quyết định cuối cùng cho địa điểm của chuyến đi thực tế. Những cái tên được đưa ra như VnExpress, VietNamNet, Dantri, Hoa Học Trò, Bạn Đường,…Những kế hoạch cũng được vạch sẵn, từ khâu liên hệ đến khâu chuẩn bị câu hỏi, chuẩn bị phương tiện…9 nhóm đã sẵn sàng cho bài tập thực tế đầu tiên.
Nhóm 1, ban đầu được chia ngẫu nhiên gồm 5 thành viên: 4 thành viên nữ và 1 thành viên nam. Với tình hình “âm khí cực thịnh, dương khí đại suy” như vậy, sự xuất hiện của bạn Vũ trong nhóm đã phần nào giúp nhóm âm dương điều hòa hơn. 6 thành viên bắt đầu sắn tay áo lên vạch kế hoạch. Bạn Tân-nhóm trưởng, tính tình cả nể, dễ bị bắt nạt nên nhanh chóng được đặt lên vai nhiệm vụ liên hệ với tòa soạn. Nhờ sự hỗ trợ từ phía gia đình, nhóm đã liên hệ được với anh Đạt-phó phòng Thể thao bên báo Thể thao & Văn hóa thuộc Thông tấn xã Việt Nam. Anh nói đây là tòa soạn có mảng thể thao, do đó buổi tối tòa soạn làm việc để sáng cho ra báo. Cả nhóm đã quyết định chọn tối thứ sáu, 8h có mặt tại tòa soạn để làm bài thực tế. Việc chuẩn bị phương tiện cũng rất nhanh chóng và vô cùng thực tế: ai có xe máy thì dùng xe máy, ai có xe đạp thì đi xe đạp, không có thì cứ bắt xe bus hay nhờ ai đó cho quá giang độ chục cây số lên tòa soạn. Và với “con dế” chụp ảnh 5.0 của Vũ, vấn đề hình ảnh cũng được giải quyết ổn thoả.
Thứ sáu, giờ G đã điểm, các thành viên nhóm 1 rất cẩn thận, rón rén bước chân phải ra khỏi cửa trước, quên đồ cũng nhờ người nhà mang ra chứ quyết không quay đầu hay đi giật lùi, khéo léo né tránh việc gặp phụ nữ và đi đường gặp đèn đỏ, sự chuẩn bị về duy tâm xem chừng đã ổn. Dù các bạn nữ nhà đều rất xa tòa soạn, nhưng với tinh thần “đi để học hỏi, đi để tìm hiểu, không đi không có điểm, không có điểm không được thi” các bạn đã nỗ lực khắc phục khó khăn trên theo nhiều cách khác nhau. Để rồi, đúng 8h kém 15’, cả nhóm đã có mặt ở trước cửa tòa soạn báo Thể thao &Văn hóa. Dù đã được lên dây cót tinh thần không ít, nhưng cả nhóm vẫn rất hồi hộp và lo lắng. Ra dáng nhóm trưởng, bạn Tân chia cho các bạn mấy cái kẹo cao su để nhai cho đỡ sốt ruột và thêm phần ngọt giọng, thơm miệng khi tiếp xúc với tòa soạn. Dĩ nhiên, bạn cũng không quên nhắc nhở mọi người áo quần nghiêm chỉnh, tóc tai gọn gàng, đi đứng nhẹ nhàng, nói năng lễ phép, đặc biệt là phải nhổ kẹo cao su ra trước khi vào tòa soạn.
ảnh
8h tối, Tân gọi cho anh Đạt, báo cáo với anh là cả nhóm đã có mặt đầy đủ. Rồi anh bước ra, hồ hởi bắt tay từng người, những tân sinh viên cũng chào hỏi anh rất lễ phép, sau đó anh dắt cả nhóm vào trong tòa soạn. Anh Đạt hơi béo, rất ấn tượng với “quả” đầu đinh khỏe khoắn và hai cái đít chai dày cộp. Nhưng điều quan trọng, tất cả đã nhận thấy ở anh một sự thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ các bạn trẻ một các nhiệt tình. Cả nhóm được đưa lên tầng 6 và vào phòng biên tập. Tại đây, các sinh viên được gặp bác Ngô Hà Thái-tổng biên tập, bác Lưu Vạn Kha-phó tổng biên tập và bác Trương Lê Kim Hoa-phó tổng biên tập. Các bạn lễ phép chào các bác và Tân đưa tờ giấy giới thiệu do nhà trường cấp ra, nhưng bái Hoa nói :“Đã có anh Đạt giới thiệu thì không cần giấy tờ gì cả”, câu nói của bác giúp các bạn cảm thấy tự tin và đỡ căng thẳng hẳn đi. Do bác Thái và bác Kha có khá nhiều việc quan trọng, cần giải quyết gấp nên cả nhóm đã có một cuộc trao đổi ngắn gọn nhưng rất thân mật với bác Hoa.
Bác Hoa khoảng 45-50 tuổi, là một người phụ nữ có phong cách rất đặc biệt, sự thân mật, cởi mở của bác cũng giúp các bạn nữ vốn trên lớp rụt rè, ít nói cũng trở nên tự tin và hồ hởi đặt ra những câu hỏi cả nhóm đã thảo luận từ trước. Bác giới thiệu cho cả nhóm nhiều điều về tòa soạn. Theo lời bác, tòa soạn gồm có khoảng 40 thành viên với những phòng ban khác nhau như phòng thể thao, phòng văn hóa, phòng kỹ thuật, phòng báo điện tử, phòng biên tập…Bác Hoa cũng chia sẻ những khó khăn của tòa soạn trong việc đưa tờ báo Thể thao &Văn hóa từ một tuần 2 số trở thành một tờ báo ngày. Đó là những khó khăn về nhân sự, khi mà công việc tăng lên gấp 4 lần mà nhân lực lại có hạn, nên các phóng viên phải kiêm luôn nhiều khâu, từ khâu lấy tin, viết bài, đến khâu biên tập. Khi được hỏi về mức độ đầu tư cho báo điện tử, bác cho biết: “Tòa soạn luôn đầu tư một cách đúng mực cho báo điện tử vì đó cũng là cách quảng bá cho tờ báo in”. Cũng theo lời bác Hoa, thông tin của báo lấy từ khá nhiều nguồn, đó là thông tin của phóng viên, thông tin của cộng tác viên, và thông tin từ những báo khác (bao gồm báo in, báo điện tử và thông tin được dịch từ báo nước nài). Bác còn cho biết thời gian cuối cùng để giao bài cho bên in ấn là 4h sáng. Những thông tin như chính sách biên tập hay những khâu biên tập trước khi xuất bản, khi được hỏi, bác chỉ cười và nói: “Những cái này chỉ trên giấy tờ thôi, bác không nhớ được”. Thấy thời gian dành để hỏi bác cũng khá lâu, các bạn cám ơn và chào bác rồi cả nhóm xuống phòng báo điện tử để tìm hiểu về lĩnh vực mình học.
Phòng nhân sự nằm ở tầng 4, không rộng, nhưng khá đầy đủ tiện nghi cho việc điều hành một tờ báo điện tử. Tại đây, cả nhóm được tiếp xúc với anh trưởng phòng Đinh Quang Dũng. Anh cũng rất cởi mở chia sẻ với nhóm về những thông tin của phòng.
ảnh
Anh cho biết phòng có 9 thành viên, 3 phụ trách mục thể thao, 3 phụ trách mục văn hóa, còn lại 1 người phụ trách đẩy bài, 1 người phụ trách kỹ thuật, 1 người phụ trách biên tập và chịu trách nhiệm chung, chính là anh Dũng. Nguồn thông tin của báo điện tử lấy chủ yếu từ báo in, còn lại là từ các cộng tác viên và từ các báo điện tử khác. Anh cũng giúp các bạn hiểu thêm về những công việc của phòng báo điện tử. Ví dụ như các phóng viên phải tự biên tập bài của mình, ban biên tập chỉ biên tập bài của cộng tác viên, về thời gian update bài là vào các khung giờ: 7h sáng, 12h trưa. 2-4h chiều và trước 8h tối, nhưng ở đây không o ép về thời gian nên cứ tin hot là update ngay theo tiêu chí: “cập nhật và nóng hổi”. Khi được hỏi về vấn đề đính chính thông tin, anh nói rằng chỉ khi sự sai lệch thông tin quá lớn, bị khiếu nại thì trang báo mới công khai sửa thông tin, còn nếu là sai sót nhỏ thì các anh sẽ tự động đính chính.
Cuộc trò chuyện đang rất sôi nổi thì có một anh phóng viên trông rất nghệ sĩ bước vào, đó là anh Phạm Thành Trung-phóng viên hậu trường và phụ trách mục tin trong nước.
Thêm người, thêm vui, mà anh Trung cũng rất nhiệt tình và thân thiện với nhóm, nhất là khi biết nhóm học ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, lý do đơn giản là vì anh cũng là một cựu sinh viên của trường. Cả nhóm hỏi thêm các anh về vấn đề đường truyền của trang web thì anh Trung cho biết với lượt truy cập là khoảng 60000 lượt/ngày như hiện nay cùng với những tích hợp media qua tin âm thanh, sự kiện qua ảnh hay đa phương tiện với video mua từ Thông tấn xã Việt Nam và Trung tâm Nghe nhìn Thông tấn, tốc độ đường truyền vẫn được duy trì ở mức cao do có công ty VDC phụ trách về kỹ thuật. Các anh còn khuyến khích các bạn tham gia những cuộc thi viết bài hay cuộc thi ảnh do báo tổ chức.
Sau một khoảng thời gian khá dài tâm sự, hỏi han, nhóm thấy lượng thông tin thu được cũng đã khá đầy đủ nên bạn Tân hỏi các anh thêm một câu cuối cùng: “Liệu các anh có nghĩ đến việc với những tiện ích không thể thay thế của báo điện tử, có một ngày nào đó, chính tờ báo điện tử của phòng mình sẽ trở thành tờ báo chính của tòa soạn chứ không chỉ phụ trách việc quảng bá cho tờ báo in nữa?”. Các anh cười và nói: “Cái này còn phụ thuộc vào xu thế chung chứ các anh làm sao biết được!”.
ảnh
Cuối cùng cả nhóm chào và cám ơn các anh đã giúp đỡ nhóm hoàn thành bài tập. Lần đầu làm đi thực tế của nhóm 1 diễn ra thật suôn sẻ, đó cũng là nhờ sự cởi mở của các thành viên trong tòa soạn và đặc biệt chính là nhờ sự lễ phép, tự tin và hoạt bát của các bạn trong nhóm trong việc chủ động đặt câu hỏi và tiếp nhận thông tin. Hy vọng những lần đi thực tế sau, nhóm 1 và cả lớp báo mạng K29 nói chung sẽ thu được những thành công rực rỡ hơn nữa!
Minh Tân - Lan Anh - Hương Thảo -
Kim Lương - Anh Vũ - Minh Hải
Bào mạng K29 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Rõ ràng với những sinh viên năm nhất, 3 tuần học chưa đủ để làm quen với phong cách học ở đại học, sự lo lắng và căng thẳng hiện lên mồn một trên từng cái nhăn mặt, từng cái lắc đầu, từng cái lè lưỡi. Sau khi nghe những lời động viên và lời khuyên của cô giáo, tâm trạng lo lắng dần chuyển sang sự phấn khích. Các nhóm bắt đầu thảo luận tưng bừng để đi đến một quyết định cuối cùng cho địa điểm của chuyến đi thực tế. Những cái tên được đưa ra như VnExpress, VietNamNet, Dantri, Hoa Học Trò, Bạn Đường,…Những kế hoạch cũng được vạch sẵn, từ khâu liên hệ đến khâu chuẩn bị câu hỏi, chuẩn bị phương tiện…9 nhóm đã sẵn sàng cho bài tập thực tế đầu tiên.
Nhóm 1, ban đầu được chia ngẫu nhiên gồm 5 thành viên: 4 thành viên nữ và 1 thành viên nam. Với tình hình “âm khí cực thịnh, dương khí đại suy” như vậy, sự xuất hiện của bạn Vũ trong nhóm đã phần nào giúp nhóm âm dương điều hòa hơn. 6 thành viên bắt đầu sắn tay áo lên vạch kế hoạch. Bạn Tân-nhóm trưởng, tính tình cả nể, dễ bị bắt nạt nên nhanh chóng được đặt lên vai nhiệm vụ liên hệ với tòa soạn. Nhờ sự hỗ trợ từ phía gia đình, nhóm đã liên hệ được với anh Đạt-phó phòng Thể thao bên báo Thể thao & Văn hóa thuộc Thông tấn xã Việt Nam. Anh nói đây là tòa soạn có mảng thể thao, do đó buổi tối tòa soạn làm việc để sáng cho ra báo. Cả nhóm đã quyết định chọn tối thứ sáu, 8h có mặt tại tòa soạn để làm bài thực tế. Việc chuẩn bị phương tiện cũng rất nhanh chóng và vô cùng thực tế: ai có xe máy thì dùng xe máy, ai có xe đạp thì đi xe đạp, không có thì cứ bắt xe bus hay nhờ ai đó cho quá giang độ chục cây số lên tòa soạn. Và với “con dế” chụp ảnh 5.0 của Vũ, vấn đề hình ảnh cũng được giải quyết ổn thoả.
Thứ sáu, giờ G đã điểm, các thành viên nhóm 1 rất cẩn thận, rón rén bước chân phải ra khỏi cửa trước, quên đồ cũng nhờ người nhà mang ra chứ quyết không quay đầu hay đi giật lùi, khéo léo né tránh việc gặp phụ nữ và đi đường gặp đèn đỏ, sự chuẩn bị về duy tâm xem chừng đã ổn. Dù các bạn nữ nhà đều rất xa tòa soạn, nhưng với tinh thần “đi để học hỏi, đi để tìm hiểu, không đi không có điểm, không có điểm không được thi” các bạn đã nỗ lực khắc phục khó khăn trên theo nhiều cách khác nhau. Để rồi, đúng 8h kém 15’, cả nhóm đã có mặt ở trước cửa tòa soạn báo Thể thao &Văn hóa. Dù đã được lên dây cót tinh thần không ít, nhưng cả nhóm vẫn rất hồi hộp và lo lắng. Ra dáng nhóm trưởng, bạn Tân chia cho các bạn mấy cái kẹo cao su để nhai cho đỡ sốt ruột và thêm phần ngọt giọng, thơm miệng khi tiếp xúc với tòa soạn. Dĩ nhiên, bạn cũng không quên nhắc nhở mọi người áo quần nghiêm chỉnh, tóc tai gọn gàng, đi đứng nhẹ nhàng, nói năng lễ phép, đặc biệt là phải nhổ kẹo cao su ra trước khi vào tòa soạn.
ảnh
8h tối, Tân gọi cho anh Đạt, báo cáo với anh là cả nhóm đã có mặt đầy đủ. Rồi anh bước ra, hồ hởi bắt tay từng người, những tân sinh viên cũng chào hỏi anh rất lễ phép, sau đó anh dắt cả nhóm vào trong tòa soạn. Anh Đạt hơi béo, rất ấn tượng với “quả” đầu đinh khỏe khoắn và hai cái đít chai dày cộp. Nhưng điều quan trọng, tất cả đã nhận thấy ở anh một sự thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ các bạn trẻ một các nhiệt tình. Cả nhóm được đưa lên tầng 6 và vào phòng biên tập. Tại đây, các sinh viên được gặp bác Ngô Hà Thái-tổng biên tập, bác Lưu Vạn Kha-phó tổng biên tập và bác Trương Lê Kim Hoa-phó tổng biên tập. Các bạn lễ phép chào các bác và Tân đưa tờ giấy giới thiệu do nhà trường cấp ra, nhưng bái Hoa nói :“Đã có anh Đạt giới thiệu thì không cần giấy tờ gì cả”, câu nói của bác giúp các bạn cảm thấy tự tin và đỡ căng thẳng hẳn đi. Do bác Thái và bác Kha có khá nhiều việc quan trọng, cần giải quyết gấp nên cả nhóm đã có một cuộc trao đổi ngắn gọn nhưng rất thân mật với bác Hoa.
Bác Hoa khoảng 45-50 tuổi, là một người phụ nữ có phong cách rất đặc biệt, sự thân mật, cởi mở của bác cũng giúp các bạn nữ vốn trên lớp rụt rè, ít nói cũng trở nên tự tin và hồ hởi đặt ra những câu hỏi cả nhóm đã thảo luận từ trước. Bác giới thiệu cho cả nhóm nhiều điều về tòa soạn. Theo lời bác, tòa soạn gồm có khoảng 40 thành viên với những phòng ban khác nhau như phòng thể thao, phòng văn hóa, phòng kỹ thuật, phòng báo điện tử, phòng biên tập…Bác Hoa cũng chia sẻ những khó khăn của tòa soạn trong việc đưa tờ báo Thể thao &Văn hóa từ một tuần 2 số trở thành một tờ báo ngày. Đó là những khó khăn về nhân sự, khi mà công việc tăng lên gấp 4 lần mà nhân lực lại có hạn, nên các phóng viên phải kiêm luôn nhiều khâu, từ khâu lấy tin, viết bài, đến khâu biên tập. Khi được hỏi về mức độ đầu tư cho báo điện tử, bác cho biết: “Tòa soạn luôn đầu tư một cách đúng mực cho báo điện tử vì đó cũng là cách quảng bá cho tờ báo in”. Cũng theo lời bác Hoa, thông tin của báo lấy từ khá nhiều nguồn, đó là thông tin của phóng viên, thông tin của cộng tác viên, và thông tin từ những báo khác (bao gồm báo in, báo điện tử và thông tin được dịch từ báo nước nài). Bác còn cho biết thời gian cuối cùng để giao bài cho bên in ấn là 4h sáng. Những thông tin như chính sách biên tập hay những khâu biên tập trước khi xuất bản, khi được hỏi, bác chỉ cười và nói: “Những cái này chỉ trên giấy tờ thôi, bác không nhớ được”. Thấy thời gian dành để hỏi bác cũng khá lâu, các bạn cám ơn và chào bác rồi cả nhóm xuống phòng báo điện tử để tìm hiểu về lĩnh vực mình học.
Phòng nhân sự nằm ở tầng 4, không rộng, nhưng khá đầy đủ tiện nghi cho việc điều hành một tờ báo điện tử. Tại đây, cả nhóm được tiếp xúc với anh trưởng phòng Đinh Quang Dũng. Anh cũng rất cởi mở chia sẻ với nhóm về những thông tin của phòng.
ảnh
Anh cho biết phòng có 9 thành viên, 3 phụ trách mục thể thao, 3 phụ trách mục văn hóa, còn lại 1 người phụ trách đẩy bài, 1 người phụ trách kỹ thuật, 1 người phụ trách biên tập và chịu trách nhiệm chung, chính là anh Dũng. Nguồn thông tin của báo điện tử lấy chủ yếu từ báo in, còn lại là từ các cộng tác viên và từ các báo điện tử khác. Anh cũng giúp các bạn hiểu thêm về những công việc của phòng báo điện tử. Ví dụ như các phóng viên phải tự biên tập bài của mình, ban biên tập chỉ biên tập bài của cộng tác viên, về thời gian update bài là vào các khung giờ: 7h sáng, 12h trưa. 2-4h chiều và trước 8h tối, nhưng ở đây không o ép về thời gian nên cứ tin hot là update ngay theo tiêu chí: “cập nhật và nóng hổi”. Khi được hỏi về vấn đề đính chính thông tin, anh nói rằng chỉ khi sự sai lệch thông tin quá lớn, bị khiếu nại thì trang báo mới công khai sửa thông tin, còn nếu là sai sót nhỏ thì các anh sẽ tự động đính chính.
Cuộc trò chuyện đang rất sôi nổi thì có một anh phóng viên trông rất nghệ sĩ bước vào, đó là anh Phạm Thành Trung-phóng viên hậu trường và phụ trách mục tin trong nước.
Thêm người, thêm vui, mà anh Trung cũng rất nhiệt tình và thân thiện với nhóm, nhất là khi biết nhóm học ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, lý do đơn giản là vì anh cũng là một cựu sinh viên của trường. Cả nhóm hỏi thêm các anh về vấn đề đường truyền của trang web thì anh Trung cho biết với lượt truy cập là khoảng 60000 lượt/ngày như hiện nay cùng với những tích hợp media qua tin âm thanh, sự kiện qua ảnh hay đa phương tiện với video mua từ Thông tấn xã Việt Nam và Trung tâm Nghe nhìn Thông tấn, tốc độ đường truyền vẫn được duy trì ở mức cao do có công ty VDC phụ trách về kỹ thuật. Các anh còn khuyến khích các bạn tham gia những cuộc thi viết bài hay cuộc thi ảnh do báo tổ chức.
Sau một khoảng thời gian khá dài tâm sự, hỏi han, nhóm thấy lượng thông tin thu được cũng đã khá đầy đủ nên bạn Tân hỏi các anh thêm một câu cuối cùng: “Liệu các anh có nghĩ đến việc với những tiện ích không thể thay thế của báo điện tử, có một ngày nào đó, chính tờ báo điện tử của phòng mình sẽ trở thành tờ báo chính của tòa soạn chứ không chỉ phụ trách việc quảng bá cho tờ báo in nữa?”. Các anh cười và nói: “Cái này còn phụ thuộc vào xu thế chung chứ các anh làm sao biết được!”.
ảnh
Cuối cùng cả nhóm chào và cám ơn các anh đã giúp đỡ nhóm hoàn thành bài tập. Lần đầu làm đi thực tế của nhóm 1 diễn ra thật suôn sẻ, đó cũng là nhờ sự cởi mở của các thành viên trong tòa soạn và đặc biệt chính là nhờ sự lễ phép, tự tin và hoạt bát của các bạn trong nhóm trong việc chủ động đặt câu hỏi và tiếp nhận thông tin. Hy vọng những lần đi thực tế sau, nhóm 1 và cả lớp báo mạng K29 nói chung sẽ thu được những thành công rực rỡ hơn nữa!
Minh Tân - Lan Anh - Hương Thảo -
Kim Lương - Anh Vũ - Minh Hải
Bào mạng K29 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận