Một chương trình 'Sesame Street' mới bằng tiếng Ả Rập nhằm giúp đỡ trẻ em tị nạ

(Sóng trẻ) – Sesame Workshop và Ủy ban Cứu hộ Quốc tế đã hợp tác để giúp đỡ trẻ em tị nạn Syria thông qua các chương trình học tập giáo dục, bao gồm cả việc ra mắt chương trình "Sesame Street" mới bằng tiếng Ả Rập.

82b770b92_a1.jpg

"Sesame Street" và Ủy ban Cứu hộ Quốc tế đã hợp tác trong nỗ lực giúp đỡ trẻ em tị nạn Syria. Một chương trình mới có tên "Ahlan Simsim" sẽ được phát sóng vào tháng 2 năm 2020

Theo Tổ chức Cải cách Nhập cư IRC, hơn 12 triệu người đã phải di dời do cuộc xung đột đang diễn ra ở Syria và gần một nửa trong số họ là trẻ em. Khi các cuộc xung đột như chiến tranh Syria diễn ra khiến các gia đình phải chạy trốn khỏi ngôi nhà của họ cũng là lúc họ biết rằng họ có thể không quay trở lại trong nhiều thập kỷ, trẻ em sẽ bị bỏ lại giữa một thảm kịch mà họ thậm chí không thể hiểu được.

Không học, không tự do

Tuổi thơ của những đứa trẻ tị nạn bị ám ảnh bởi những ký ức về bạo lực. Nhiều em bé đã phải chứng kiến cái chết của cha mẹ, anh chị em và bạn bè của họ. Khi các gia đình đang chạy trốn, cố gắng tìm cảm giác an toàn ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc mạo hiểm cả mạng sống, những đứa trẻ này bị cướp đi không chỉ là những trải nghiệm ở sân chơi hay rạp chiếu phim. Chúng còn bị cướp đi sự giáo dục.

"Ít hơn 2% tổng số tiền tài trợ viện trợ nhân đạo dành cho giáo dục, mặc dù một nửa số người tị nạn trên thế giới là trẻ em", David Miliband, chủ tịch và CEO của IRC cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây về "60 phút". Ông còn cho biết thêm, ngày nay, thời gian trung bình một người tị nạn được di dời là 20 năm.

"Ahlan Simsim": Một khởi đầu mới

Vào năm 2016, IRC và Sesame Workshop - tổ chức phi lợi nhuận đằng sau "Sesame Street" tuyên bố rằng họ sẽ hợp tác để khởi động một chương trình mới có tên "Ahlan Simsim" hoặc "Welcome Sesame" bằng tiếng Ả Rập. Hai tổ chức đã giành được giải thưởng MacArthur Foundation trị giá 100 triệu đô la trong năm 2017 cho kế hoạch này, bao gồm hai sáng kiến lớn: chương trình "Sesame Street" với các nhân vật nói tiếng Ả Rập và phát triển các dịch vụ tiếp cận trực tiếp với trẻ em tị nạn.

Sesame Workshop đã bắt đầu tạo ra phiên bản tiếng Ả Rập "Sesame Street" được sản xuất tại địa phương vào đầu năm nay. Theo Sesame Workshop, mùa đầu tiên của "Ahlan Simsim" dành cho trẻ em từ 3-8 tuổi, sẽ phát sóng tại Trung Đông bắt đầu vào tháng 2/2020 và cũng sẽ có sẵn dưới dạng kỹ thuật số.

82b770b92_a2.jpg

Các nhân vật "Sesame Street" như Elmo và Grover cũng sẽ xuất hiện trong chương trình mới

Chương trình có sự tham gia của hai nhân vật chính: Jad - một cậu bé Muppet mới đến khu phố và Basma - một cô gái Muppet vui vẻ kết bạn với Jad. Nài ra còn có Ma'zooza - một con dê con, đi theo hai nhân vật chính bất cứ nơi nào mà họ đến.

"Đồ chơi của tôi không còn là của tôi. Tôi đã bỏ lại nó trong ngôi nhà cũ của tôi khi tôi đến đây", Jad nói trong một đoạn clip từ một trong những tập phim được chiếu trên "60 phút", ám chỉ rằng nhân vật (con rối được lồng tiếng bởi một người Syria) cũng là một người tị nạn. Bên cạnh đó, các nhân vật "Sesame Street" được yêu thích như Cookie Monster, Elmo và Grover cũng sẽ xuất hiện.

Giúp trẻ biết cách xử lý cảm xúc

Theo Scott Cameron, phần một của "Ahlan Simsim" cho biết, chương trình không chỉ dạy trẻ học về bảng chữ cái hoặc đếm từ 1 đến 10. Chương trình còn nhằm mục đích dạy các kỹ năng cảm xúc xã hội, bao gồm "các chiến lược đối phó như đếm đến năm và thở bụng", theo Scott Cameron, nhà sản xuất điều hành chương trình cho hay. "Chúng tôi biết từ nghiên cứu rằng những "ABC tình cảm" này đặc biệt quan trọng đối với những đứa trẻ đã trải qua chấn thương chiến tranh và di dời", Cameron nói trong một bài báo ông viết về dự án.

Sesame Workshop đã tổ chức các hội thảo động não ở Lebanon và Jordan trước khi sản xuất chương trình để quy tụ các nhà trị liệu nghệ thuật, nhà tâm lý học và nhà văn để giúp phát triển chương trình giảng dạy. Sau khi nhận ra rằng trẻ em đang phải vật lộn để tìm ngôn ngữ mà chúng cần để thể hiện cảm xúc - điều rất quan trọng để quản lý cảm xúc của chúng, nhóm đằng sau "Ahlan Simsim" đã quyết định tập trung vào đó.


"Một phần lớn của chương trình đang thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu những gì cần hoạt động và những gì không dành cho trẻ em trong bối cảnh khủng hoảng", Hallie Ruvin - phát ngôn viên của Sesame Workshop nói. "Có rất ít nghiên cứu về những can thiệp nào hoạt động tốt nhất và “Ahlan Simsim” sẽ tăng gấp đôi cơ sở bằng chứng hiện có", thông qua nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Trẻ em Toàn cầu của NYU.

Theo Ruvin, bằng cách chia sẻ những phát hiện của mình, chương trình này nhằm khuyến khích các chính phủ và các tổ chức nhân đạo khác học hỏi từ "Ahlan Simsim" để kết hợp các chương trình tương tự và đầu tư hơn nữa cho trẻ em trong bối cảnh khủng hoảng.

Dạy trẻ mặt đối mặt

Nài loạt phim truyền hình, chương trình "Ahlan Simsim" còn cung cấp các dịch vụ trực tiếp từ IRC. Những dịch vụ này được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 11/2018. Những người hỗ trợ phát triển trẻ em được đào tạo đến thăm nhà, cho dù đó có thể là nơi trú ẩn, lều hoặc căn hộ ở Iraq, Jordan, Lebanon hoặc Syria để làm việc trực tiếp với trẻ em.

82b770b92_a3.jpg

Trẻ em nghe giáo viên đọc một câu chuyện "Sesame Street" tại một lớp học của Ủy ban Cứu hộ Quốc tế trong một khu định cư không chính thức cho người tị nạn Syria

Tình nguyện viên, một số người cũng là người tị nạn, sử dụng video Sesame để trò chuyện, chơi và đố các câu đố để dạy và tương tác với trẻ em. Trong nỗ lực lôi kéo cha mẹ vào sự phát triển của con cái họ, những người hỗ trợ cũng giúp hướng dẫn những người chăm sóc về cách gắn kết với con và chơi với chúng. Chương trình cũng cung cấp các dịch vụ dựa trên các trung tâm giáo dục trẻ. IRC điều hành các lớp học mầm non và dự kiến sẽ được trang bị các video, câu chuyện và tài liệu "Ahlan Simsim" để hỗ trợ giáo viên trong lớp học của họ.

Cùng với các trung tâm và nhà cửa, các nguồn lực cũng được cung cấp tại các phòng khám sức khỏe - nơi những người hỗ trợ IRC làm việc với trẻ nhỏ và gia đình của chúng.

Phương Thảo (theo CNN)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN