Ngày hội Bách Hoa Bộ Hành - lưu giữ cổ phục Việt, nền văn hóa Việt

(Sóng trẻ) - Chiều 28/10, Ngày hội Việt phục "Bách Hoa Bộ hành" diễn ra tạo Hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội, với chủ đề chính là Áo dài truyền thống. 

Ngày hội Việt phục "Bách Hoa Bộ hành" trở lại vào mùa Thu năm 2023 sau thành công vang dội với 2 lần tổ chức vào năm 2022 (Mùa Hạ và Mùa Đông). Đây là sự kiện diễu hành Việt phục vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm do Uỷ ban Nhân dân TP. Hà Nội chỉ đạo tổ chức và Sở Du lịch TP. Hà Nội - Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hà Nội phối hợp thực hiện.

Các trang phục áo dài truyền thống, áo tấc truyền thống, áo lễ truyền thống (bác học và dân gian: áo chầu, áo tế và áo cưới) lần lượt được trình diễn. (Ảnh: Ngân Hà) 
Các trang phục áo dài truyền thống, áo tấc truyền thống, áo lễ truyền thống (bác học và dân gian: áo chầu, áo tế và áo cưới) lần lượt được trình diễn vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm (từ Quảng trường Tượng đài Lý Thái Tổ, đến Ngã tư Tràng Tiền, Hàng Khay, Nhà Thuỷ Tạ, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Đền Bà Kiệu, Đền Ngọc Sơn, Sân khấu Vườn hoa Đền Bà Kiệu, Con đường Áo dài cộng đồng "Dạo bước Hồ Gươm") (Ảnh: Ngân Hà) 

Những năm gần đây, phong trào tái hiện và may mặc các loại phục trang truyền thống Việt Nam (gọi tắt là Việt phục) của giới trẻ được phát triển mạnh mẽ, hình thành các nhóm nghiên cứu và các  sự kiện, hoạt động ý nghĩa nhằm phát huy vốn cổ quý báu của dân tộc. Ngày hội “Bách Hoa Bộ hành" chính là một trong những điểm sáng của Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội. Với mong muốn đem văn hoá y phục, từng được trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII (2022) thuộc thể loại “Sáng kiến, ý tưởng, sản phẩm có giá trị thông tin đối ngoại” đến gần hơn với công chúng, buổi diễu hành đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo khán giả. 

Hơn 100 người cùng hưởng ứng tham gia “Bách Hoa Bộ hành” để trình diễn các trang phục truyền thống. (Ảnh: Ngân Hà) 
Hơn 100 người cùng hưởng ứng tham gia “Bách Hoa Bộ hành” để trình diễn các trang phục truyền thống. (Ảnh: Ngân Hà) 

Tiếp nối thành công từ các lần tổ chức trước đó, ngày hội đã thành công trong việc giới thiệu, trình diễn và tôn vinh nét đẹp áo dài ngũ thân và các trang phục cổ truyền dân tộc. Đồng thời, đây cũng là dịp chia sẻ tình yêu từ các cá nhân, nhóm nghiên cứu, sưu tầm, ứng dụng cổ phục tại thủ đô Hà Nội, góp phần đưa tà áo Việt Nam đến gần hơn với công chúng thông qua hoạt động quảng bá du lịch ở không gian phố đi bộ. 

Những trang phục truyền thống trình diễn trong “Bách Hoa Bộ hành” còn nhận được sự quan tâm của các du khách nước ngoài. (Ảnh: Ngân Hà) 
Những trang phục truyền thống trình diễn trong “Bách Hoa Bộ hành” còn nhận được sự quan tâm của các du khách nước ngoài. (Ảnh: Ngân Hà) 

Bạn Phương Anh (Hà Nội), một thành viên tham gia tích cực ba mùa của hoạt động “Bách Hoa Bộ hành” bày tỏ niềm vui khi được mặc cổ phục Việt: “Những hoạt động của sự kiện ‘Bách Hoa Bộ hành’ rất bổ ích và thiết thực. Đây là một dịp để những bạn trẻ có cơ hội để tìm hiểu và khám phá nhiều điều thú vị về trang phục cổ của dân tộc ta”.

Đối với Phương Anh, thế hệ trẻ có trách nhiệm hiểu và trân trọng những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. (Ảnh: Ngân Hà) 
Đối với Phương Anh, thế hệ trẻ có trách nhiệm hiểu và trân trọng những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. (Ảnh: Ngân Hà) 

Ông Trần Hồng (Hà Nội) - thành viên đã ngoài 70 tuổi của CLB “Trang phục cổ truyền” tham gia diễn hành tại sự kiện hào hứng chia sẻ: “Hôm nay, tôi may mắn được tham gia diễn hành và là một trong những người dẫn đầu đoàn để trình diễn những bộ trang phục được dùng trong việc thi cử từ thời nhà Nguyễn. Nền văn hóa Việt Nam rất đa dạng và trước hết, chúng được thể hiện ở những bộ trang phục. Bởi thế, sự kiện chính là cơ hội để tôi cùng các bạn trẻ quảng bá văn hóa đến bạn bè các nước”. 

Ông Trần Hồng bày tỏ mong muốn những cổ phục thể hiện văn hóa Việt sẽ không bao giờ bị mai một. (Ảnh: Như Ý) 
Ông Trần Hồng bày tỏ mong muốn những cổ phục thể hiện văn hóa Việt sẽ không bao giờ bị mai một. (Ảnh: Như Ý) 

Buổi diễu hành đem đến những góc nhìn mới mẻ về văn hóa y phục, đồng thời đề cao tinh thần đoàn kết trong hoạt động quảng bá áo dài và trang phục truyền thống Việt Nam. Thông qua sự kiện, Ban Tổ chức hy vọng sẽ tiếp tục gìn giữ nét đặc trưng trong y phục dân tộc, đồng thời có cơ hội được quảng bá rộng rãi đến bạn bè quốc tế về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN