Người và sông cùng kêu cứu

(Sóng Trẻ) - Sông Tô Lịch từng là niềm tự hào của Hà Nội, thế nhưng hiện nay vấn đề ô nhiễm ở đây lại đang trở thành nỗi lòng đau đáu của những người sống ven hai bờ sông.


Dòng chính sông Tô Lịch chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì. Đây là con sông lớn nhưng giờ đã trở thành con sông chết, không một loài sinh vật nào có thể sống trong môi trường này bởi nó đã trở thành nơi chứa nước thải, rác thải; làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của nhiều người ven sông.

Chị Trần Thị Thu Phương, nhà ở ven sông Tô Lịch cho hay: “Rác thải ở dưới sông rất nhiều, mùi “hôi”, “thối” bốc lên từ dòng sông rất khó chịu, mặt nước thì đen kịt, không có lấy một con cá sống sót được ở đây”.

Độ dốc của kè làm cho rác thải càng dễ dàng “lăn” thẳng xuống sông, và việc làm vệ sinh dòng sông càng khó khăn cho mọi người. Bờ cỏ phía trên của kè hiện chỉ có tính “trang trí” chứ không đóng bất cứ vai trò nào trong việc làm giảm thiểu sự ô nhiễm của dòng sông này.

00196139d_692011174941441.jpg

Không kể một loại rác nào cũng đều được vứt cạnh bờ sông

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông Tô Lịch là do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều nhà máy, xí nghiệp cùng các khu dân cư xả toàn bộ nước thải ra môi trường mà chưa qua xử lý, cộng với việc quy hoạch xây dựng thiếu đồng bộ, đặc biệt là sự thiếu ý thức bảo vệ dòng sông của những người sống gần con sông làm cho nó ô nhiễm ngày càng nặng nề, nghiêm trọng.

Đi dọc 2 bên bờ sông, không thấy khó để bắt gặp những đống rác đủ loại. Dù hằng ngày luôn có người đến từng nhà, từng ngõ ngách gõ kẻng thu rác nhưng rác vẫn vứt bừa bãi, chất thành từng đống ở cạnh sông hay trên mấu cầu.

002031e7a_692011174944411.jpg

Sự thiếu y thức trong bảo vệ môi trường

Mưa to cộng với gió là nguyên nhân làm cho rác ở trên bờ trôi tuột xuống sông. Sông Tô Lịch đã cạn nước nay lại chảy chậm hơn bởi sự ùn ứ rác dưới lòng sông.


00199d44e_692011174942946.jpg

Dòng chảy bị ùn tắc

Tuy đã thực hiện nhiều biện pháp cải tạo nhưng tình trạng ô nhiễm con sông này vẫn đang là nỗi trăn trở, lo ngại của người dân Hà Nội. Những ngày nắng nóng hay gió to, thứ mùi khó chịu, nồng nặc bốc lên từ mặt sông khiến bao nhiêu người khó thở.

Ông Nguyễn Đức Giang, người dân sống lâu năm bên dòng sông bức xúc: “Nhà tôi sống ở phía nam bờ sông nên mỗi khi có gió thổi thì gia đình tôi cũng như những gia đình khác đều không “muốn thở””.

Anh Trần Văn Kiên bày tỏ nỗi lòng: “Mong rằng các nhà chức trách sẽ thực hiện kiên quyết và triệt để nhiều biện pháp hơn nữa trong việc tái sinh sông Tô Lịch”.

Việc làm “sống” sông Tô Lịch không phải không làm được nhưng cũng không thể giải quyết trong vài ba ngày là xong. Đây là vấn đề lâu dài, trước hết nằm trong ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông của cả cộng đồng mà trước hết là những người dân sống quanh đây. 

Vũ Thị Gianh

Lớp truyền hình K.29a2

Học viện Báo chí và Tuyên truyền



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN