Nhộn nhịp đồ cúng Tết Đoan Ngọ

(Sóng trẻ) - Ngày Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch), mặt hàng rượu nếp cẩm, xôi ngũ sắc và hoa quả được người dân mua nhiều tại các khu chợ Hà Nội để làm thủ tục "giết sâu bọ".

Theo ghi nhận của PV, ngày 3/6 (tức 5/5 âm lịch), tại một số khu chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Hàng Bè (Hoàn Kiếm, Hà Nội), chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội),… những mặt hàng chủ yếu được bán trong ngày Tết Đoan Ngọ là rượu nếp, hoa quả, xôi rượu, bánh gio,…

6.jpg
Người dân tấp nập đi sắm lễ về cúng. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Ngay từ sáng sớm đã rất đông người đến mua để chuẩn bị mâm lễ cho ngày Tết này.

Chị Phạm Thị Hồng Vân, tiểu thương bán hàng trên phố Hàng Bè cho hay, trong ngày Tết Đoan Ngọ mặt hàng chủ yếu được nhiều người mua là rượu nếp.

Ngoài mặt hàng rượu nếp, gia đình chị còn bán sét đồ thắp hương ngày giết sâu bọ (5/5 âm lịch). Người hỏi chủ yếu là khách quen, đã mua hàng nhiều lần, tin tưởng vào chất lượng cũng như mẫu mã của nhà chị nên họ quay lại đặt tiếp. Mâm lễ thắp hương bán bao gồm hoa, quả, xôi, rượu cái nếp cẩm.

7.jpg
Rượu nếp là mặt hàng chủ yếu được nhiều người mua. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Khảo sát của PV, năm ngoái bánh gio có giá từ 50.000 - 60.000 đồng/chục, thì năm nay tăng lên 80.000 đồng/chục. Rượu nếp cũng tăng lên 60.000 - 70.000 đồng/hộp. Các loại lá dùng để treo trước cửa nhà có giá bán 15.000 - 20.000 đồng/bó. Các loại trái cây như vải thiều, mận, chôm chôm… tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg.

3.jpg
Ngoài rượu nếp thì những mặt hàng hoa quả như chôm chôm, dưa hấu, mận, vải,... là những thứ không thể thiếu, được nhiều người lựa chọn mua. Ảnh: Nguyễn Thúy.
4.jpg
Giá hoa tăng từ 10-30% so với ngày thường. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Giá hoa trong dịp này cũng tăng hơn ngày thường khoảng 10-30%. Cụ thể, hoa ly có giá từ 40.000 - 80.000 đồng/bó, lay ơn 30.000 - 60.000 đồng/bó…

Bà Tuyết Mai (60 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, năm nào trong ngày Tết Đoan Ngọ gia đình bà cũng chuẩn bị đầy đủ mâm lễ bao gồm xôi ngũ quả, rượu nếp, một chút hoa quả và bánh gio. Đây là ngày Tết truyền thống của ông cha ta vì vậy năm nào gia đình chị cũng dậy từ rất sớm để chuẩn bị.

Theo bà Lan, sau hai năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nay mọi thứ bình ổn trở lại nên người dân đi sắm Tết Đoan Ngọ cũng nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên ảnh hưởng từ giá xăng dầu nên năm nay, các sản phẩm hàng hoá phục vụ Tết Đoan Ngọ cũng theo đà tăng. 

8.jpg
Theo quan niệm của người xưa, ăn rượu nếp để sâu bọ say, sau đó ăn trái cây để diệt sâu bọ. Chính vì vậy, việc ăn rượu nếp trở thành thói quen của người dân Thủ đô vào ngày này. Ảnh: Nguyễn Thúy.
5.jpg
Bên cạnh các món ăn truyền thống, người dân vẫn duy trì thói quen mua gà ngậm hoa hồng để cúng. Ảnh: Nguyễn Thúy.
2.jpg
Ngoài ra các loại xôi cũng được bày bán nhiều trong ngày này với giá 40.000 - 60.000 đồng/đĩa. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Chị Ngọc Lan - tiểu thương bán bánh gio tại chợ Phùng Khoang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết năm nay thứ gì cũng tăng từ nguyên liệu cho đến chất đốt nhưng giá bánh bán ra cũng chỉ dám điều chỉnh tăng nhẹ một chút. 

"Nếu giá bán tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến người mua, họ sẽ không mua nhiều bánh mà chỉ mua một ít để cúng. Như vậy, sẽ làm giảm số lượng bán ra, không có lời được bao nhiêu. Do đó, bánh được gói nhỏ đi một chút, cố gắng giữ giá để khách mua được nhiều hơn" - chị Lan cho hay.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN