Nhộn nhịp phố Hàng Mã trước ngày tiễn ông Táo về trời
(Sóng trẻ) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến 23 tháng chạp, người dân thủ đô lại nô nức rủ nhau sắm cá chép, vàng mã cho ông Công, ông Táo về trời. Đáng chú ý, thị trường cá chép năm nay không chỉ dừng lại ở mặt hàng tươi sống mà còn biến hóa “muôn hình vạn trạng” thành các sản phẩm giấy, nhựa, vải… vô cùng phong phú.
Gần đến 23 tháng Chạp, khắp tuyến phố Hàng Mã, các hộ kinh doanh treo tràn lan đèn lồng, dây kim tuyến, vàng mã, giấy mầu… lấn át cả chỗ dành cho người đi đường. Khắp nơi rộ lên một màu đỏ rực rỡ.
Quang Cảnh phố Hàng Mã ngập trong màu đỏ đặc trưng mỗi dịp tết đến xuân về
Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ
Giá trung bình của chúng khoảng 50.000đ/1 chiếc
Các mặt hàng vàng mã hết sức phong phú, đa dạng
Những chú ngựa làm từ nhựa giá chỉ từ 30 - 50.000đ
Những con cá chép làm từ vải bọc xốp bọt biển với đủ kích thước, kiểu dáng
Giá của chúng dao động từ 50.000đ đến vài trăm nghìn
Một đôi cá chép cỡ lớn giá lên tới 300.000đ
Những cặp cá nhỏ giá nhẹ hơn, chỉ khoảng 50.000 - 100.000đ
Các loại hoa giả khoe sắc màu rực rỡ
Phố Hàng Mã bán kiêm cả các loại đồ sứ phong thủy
Một gian hàng trên phố Hàng Mã lúc về chiều
Các mặt hàng trên phố Hàng Mã hầu hết đều được nhập từ Trung Quốc về. Một số loại khác được nhập từ Thuận Thành (Bắc Ninh), hay Thường Tín (Hà Nội). Những loại này thường cao hơn hàng nhập từ Trung Quốc. Một chủ hàng ở đây cho biết: "Khách về đây mua hàng, thường hay hỏi hàng trong nước và tỏ ra ưng mấy loại hàng Việt lắm”.
Phố Hàng Mã đông ngạt thở, người ra người vao chen nhau, xô đẩy. Kinh tế khó khăn, nhưng sức mua các mặt hàng phục vụ nhu cầu tâm linh có vẻ vẫn không hề giảm. Nhiều người còn cho rằng, điều này xuất phát từ việc làm ăn khó khăn, con người lại có nhu cầu hướng về tâm linh với mong muốn được thanh thản, gửi gắm những mong ước, mong được giúp đỡ từ phía Chúa Trời.
Trương Thu Hường
Cùng chuyên mục
Bình luận