Phương pháp và kĩ năng cơ bản của phóng viên điều tra

(Sóng trẻ)- Nghề báo là một nghề đặc thù, đòi hỏi sự tìm tòi, dấn thân vào sự kiện của nhà báo. Bất kì một nhà báo nào muốn tác phẩm của mình thành công, gây tiếng vang với công chúng thì tác phẩm của họ trước hết phải phản ánh được chân thực vấn đề. Và trong phương pháp xây dựng 1 tác phẩm phóng sự điều tra thì cũng rất cần yếu tố đó.

Chúng ta đều biết để xây dựng được 1  tác phẩm phóng sự điều tra thì đòi hỏi sự dấn thân của tác giả vào trong sự kiện, với đầy dẫy những nguy hiểm và toan tính, mưu mô. Vậy để giảm bớt những nguy hiểm và khó khăn mà sự kiện gây ra chúng ta cần phải có những phương pháp và kĩ năng cơ bản của một phóng viên điều tra.

1.Phương pháp quan sát

Phương pháp này dựa trên nhận thức của cá nhân về thực tế tri giác. Quan sát của nhà báo mang tính chủ đích. Tùy thuộc vào sự công khai hay không công khai về vai trò của người quan sát mà việc quan sát được chia thành 2 loại :quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp. Căn cứ vào mức độ tham gia sự kiện của nhà báo mà có thể phân loại thành phương pháp quan sát không tham gia và phương pháp quan sát có tham gia
Khi phóng viên sử dụng phương pháp quan sát không tham gia là vai trò của phóng viên đang đứng nài cuộc để quan sát diễn biến sự kiện, hay hoạt động. Theo các phóng viên điều tra chuyên nghiệp thì nếu chỉ áp dụng phương pháp quan sát không tham gia, phóng viên chỉ có thể viết được phản ánh, ghi nhận chứ không thành phóng sự điều tra được. Trên cơ sở những quan sát ban đầu đó, phóng viên phải nhanh nhạy. khéo léo áp dụng những  phương pháp tiếp theo để tìm ra sự thật còn đang ẩn khuất.

ba118e5e5_images_1.jpg
Ảnh:Phóng viên tác nghiệp.

Trường hơp quan sát có tham gia là phương pháp ưa thích và hữu hiệu nhất của các phóng viên điều tra. Phóng viên bằng cách này hay cách khác tiếp cận nhân vật, sự việc ở 1 cự ly gần, sống trong lòng sự kiện để theo dõi diễn biến sự việc. Trong quá trình điều tra thì phóng viên sử dụng phương pháp điều tra bí mật và quan sát có tham gia. Với phương pháp này nhà báo khá nguy hiểm vì vậy đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo trong công tác điều tra, cẩn thận giữ bí mật thân phận nhà báo.

2.Phương pháp cải trang

Trong nhiều trường hợp phóng viên phải cải trang thành 1 nhân vật khác để thuận tiện cho việc điều tra. Để cải trang thành nhân vật đạt yêu cầu thì phóng viên phải trải qua công đoạn hóa trang. Phóng viên phải là mẫu người phù hợp với vai trò mà mình sắp đóng về giới tính, độ tuổi, giọng nói…Phải có trình độ phù hợp với nhân vật cải trang như về lượng kiến thức, vốn sống…

Và yêu cầu quan trọng là phải am hiểu nhân vật mà mình sắp cải trang. Từ sự am hiểu mà phóng viên mới có thể “diễn” thật ngọt vai diễn của mình.Linh hoạt trong ứng xử là điều kiện cần để phóng viên không bị lộ thân phận của mình. Trong giao tiếp phóng viên phải có phản ứng linh hoạt bởi họ đang sử dụng thân phân khác, nếu không cẩn thận sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

3.Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm rất gần gũi với phương pháp quan sát bên trong. Nó chỉ khác nhau ở chỗ khi áp dụng phương pháp thực nghiệm, phóng viên phải tạo ra tình huống nhân tạo, không tồn tại trước đó. Tình huống cố ý được tạo ra cho phép nhá báo nhìn thấy rõ ràng và nhanh chóng hơn những gì có thể kéo dài theo thời gian. Nếu nàh báo áp dụng phương pháp thông thường 

Các phóng viên khi áp dụng phương pháp thực nghiệm phải hết sức thận trọng. Phương pháp này rất dễ trở thành con dao hai lưỡi gây rắc rối cho phóng viên nếu đi quá sâu.

4.Phương pháp hỏi.

Phương pháp chủ đạo của điều tra là phương pháp hỏi. Trong quá trình hỏi, phóng viên áp dụng phương pháp vòng tròn đồng tâm:tức là trước hết hỏi những chuyện không liên quan đến vấn đề chính  mình cần tìm hiểu, sau đó dần dần tìm hiểu những thông tin có dinh dáng đến vấn đề. Cuối cùng tìm những thông tin trực tiếp liên quan đến vấn đề. Như thế lúc đầu vòng tròn mở rộng, về sau khép dần, khép dần và khoanh vùng tại những thông tin cần thiết nhất.

Vũ Thị Trang
Lớp:Truyền hình k32a2
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN