Sinh viên học và làm thêm – bài toán cân bằng thời gia
(Sóng Trẻ) - Chuyện cơm áo hàng ngày luôn là gánh nặng đối với những sinh viên nghèo. Họ phải bon chen, lo toan tìm công việc làm thêm để nuôi mình, nuôi giấc mộng học hành. Đã có không ít câu chuyện dở khóc dở cười khi sinh viên bước chân vào công việc làm thêm. Vấn đề cân bằng giữa thời gian học tập và làm thêm trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những sinh viên này.
Mỗi người đều có ước mơ và hoài bão cho riêng mình. Để đạt được ước mơ đó không hề dễ dàng mà luôn đầy rẫy những khó khăn, thử thách đặt ra cho sinh viên trong thời buổi kinh tế suy thoái hiện nay. Với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đó luôn là nỗi lo đối với họ. Chuyện học hành ư? Họ sẽ phải lấy nguồn chi tiêu từ đâu trong khi gia đình họ khó khăn? Họ phải tự lo toan cho cuộc sông của mình. Vẫn biết rằng việc học là rất quan trọng nhưng “có thực mới vực được đạo”, vấn đề là làm thêm như thế nào để không bị ảnh hưởng đến việc học, lịch biểu ra sao cho hợp lý là câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi người.
Việc làm thêm cho sinh viên rất đa dạng. Có thể làm ở quán ăn nhanh, tiếp thị sản phẩm, bán hàng siêu thị, dạy kèm… Ai may mắn hơn thì được thầy cô giáo cho tham gia một dự án, tiền lương đủ để nuôi bản thân và công việc phù hợp với ngành mình theo học.
Phát tờ rơi quảng cáo sản phẩm là một trong những việc làm thêm của sinh viên.
Nguyễn Thu Thảo, sinh viên năm thứ ba trường ĐH Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội cho biết, bạn đã làm công việc phát tờ rơi quảng cáo sản phẩm được năm tháng rồi. Nài buổi trên giảng đường, công việc đã chiếm hết quỹ thời gian còn lại trong ngày của bạn. Có hôm về đến nhà người mệt lử, chẳng làm được gì khác nài ngủ để chuận bị cho sáng mai lên giảng đường và ngày làm thêm mới. Chị phải hi sinh rất nhiều sở thích cá nhân để có thể duy trì công việc đến bây giờ.
Còn đối với Hoàng Anh Quân, sinh viên năm thứ tư, khoa công nghệ thông tin môi trường, ĐH Bách Khoa Hà Nội thì may mắn hơn. Quân làm việc bán thời gian cho một công ty tin học chuyên phần mềm. Mỗi ngày Quân làm 4 giờ, cả thứ bảy nên vẫn có thể thu xếp thời gian cho việc nghỉ ngơi và học hành.
Dẫu biết rằng làm thêm có rất nhiều mặt tốt. Đó là sự rèn luyện, thử thách đầu tiên mang lại cho mỗi người những kinh nghiệm quý giá từ thực tế mà không thể có được trên giảng đường đại học. Nhưng mặt bất lợi của nó cũng không ít. Nhiều người tự đặt ra câu hỏi có nên đi làm thêm hay không? Làm thêm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (hoàn cảnh, năng lực…) và suy nghĩ riêng của mỗi người. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ phải trả lời được những câu hỏi:
- Làm thêm quan trọng hơn hay học quan trọng hơn?
- Mục tiêu của bạn khi quyết định đi làm thêm là gì?
- Kế hoạch cân bằng thời gian (hoạt động của bạn cụ thể, chi tiết về thời gian dành cho việc tự học ở nhà và làm thêm)?
- Bạn sẽ chọn điều gì nếu bắt buộc lựa chọn làm thêm và tự học?
Các bạn hãy đọc và suy ngẫm để tìm đường đi phù hợp cho mình trong việc giải quyết bài toán học và làm thêm nhé!
Mỗi người đều có ước mơ và hoài bão cho riêng mình. Để đạt được ước mơ đó không hề dễ dàng mà luôn đầy rẫy những khó khăn, thử thách đặt ra cho sinh viên trong thời buổi kinh tế suy thoái hiện nay. Với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đó luôn là nỗi lo đối với họ. Chuyện học hành ư? Họ sẽ phải lấy nguồn chi tiêu từ đâu trong khi gia đình họ khó khăn? Họ phải tự lo toan cho cuộc sông của mình. Vẫn biết rằng việc học là rất quan trọng nhưng “có thực mới vực được đạo”, vấn đề là làm thêm như thế nào để không bị ảnh hưởng đến việc học, lịch biểu ra sao cho hợp lý là câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi người.
Việc làm thêm cho sinh viên rất đa dạng. Có thể làm ở quán ăn nhanh, tiếp thị sản phẩm, bán hàng siêu thị, dạy kèm… Ai may mắn hơn thì được thầy cô giáo cho tham gia một dự án, tiền lương đủ để nuôi bản thân và công việc phù hợp với ngành mình theo học.
Phát tờ rơi quảng cáo sản phẩm là một trong những việc làm thêm của sinh viên.
Nguyễn Thu Thảo, sinh viên năm thứ ba trường ĐH Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội cho biết, bạn đã làm công việc phát tờ rơi quảng cáo sản phẩm được năm tháng rồi. Nài buổi trên giảng đường, công việc đã chiếm hết quỹ thời gian còn lại trong ngày của bạn. Có hôm về đến nhà người mệt lử, chẳng làm được gì khác nài ngủ để chuận bị cho sáng mai lên giảng đường và ngày làm thêm mới. Chị phải hi sinh rất nhiều sở thích cá nhân để có thể duy trì công việc đến bây giờ.
Còn đối với Hoàng Anh Quân, sinh viên năm thứ tư, khoa công nghệ thông tin môi trường, ĐH Bách Khoa Hà Nội thì may mắn hơn. Quân làm việc bán thời gian cho một công ty tin học chuyên phần mềm. Mỗi ngày Quân làm 4 giờ, cả thứ bảy nên vẫn có thể thu xếp thời gian cho việc nghỉ ngơi và học hành.
Dẫu biết rằng làm thêm có rất nhiều mặt tốt. Đó là sự rèn luyện, thử thách đầu tiên mang lại cho mỗi người những kinh nghiệm quý giá từ thực tế mà không thể có được trên giảng đường đại học. Nhưng mặt bất lợi của nó cũng không ít. Nhiều người tự đặt ra câu hỏi có nên đi làm thêm hay không? Làm thêm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (hoàn cảnh, năng lực…) và suy nghĩ riêng của mỗi người. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ phải trả lời được những câu hỏi:
- Làm thêm quan trọng hơn hay học quan trọng hơn?
- Mục tiêu của bạn khi quyết định đi làm thêm là gì?
- Kế hoạch cân bằng thời gian (hoạt động của bạn cụ thể, chi tiết về thời gian dành cho việc tự học ở nhà và làm thêm)?
- Bạn sẽ chọn điều gì nếu bắt buộc lựa chọn làm thêm và tự học?
Các bạn hãy đọc và suy ngẫm để tìm đường đi phù hợp cho mình trong việc giải quyết bài toán học và làm thêm nhé!
Hoàng Thị Phượng
Lớp Nghiệp Vụ Báo Chí
Lớp Nghiệp Vụ Báo Chí
Cùng chuyên mục
Bình luận