Tháp nước Hàng Đậu - Sự trở lại sau nhiều thập kỷ "ngủ quên" giữa lòng Hà Nội

(Sóng trẻ) - Tháp nước Hàng Đậu nằm tại ngã 6 giao giữa các phố: Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội).

Công trình kiến trúc cổ giữa lòng Thủ đô

Tháp nước Hàng Đậu được người Pháp xây dựng năm 1894, là công trình kiến trúc cổ của Hà Nội. Trong thời kỳ Pháp thuộc, cùng với tháp nước Đồn Thủy, tháp nước Hàng Đậu là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho quan chức, binh lính người Pháp và những người dân ở khu vực trung tâm thành phố. Nước từ nhà máy nước Yên Phụ đưa lên tháp để phân phối theo ống đi đến các phố. Đến năm 1960, công trình đóng cửa và bị bỏ hoang thời gian dài.

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2023-11-18-lu-c-9-38-58-ch.png
Tháp có hình trụ tròn với đường kính 19m, cao 25m; phần mái có hình chóp nón, ở giữa là cột thu lôi. Dung tích của tháp nước là 1.250m³. (Ảnh: Nhân Dân).

Cấu tạo bên trong tháp nước gồm 12 khoang, 4 khoang nhỏ ở chính giữa và 8 khoang lớn bao trùm chung quanh. Dù được xây dựng cách đây gần 130 năm, nhưng kết cấu của tháp nước Hàng Đậu cơ bản vẫn giữ được hiện trạng như ban đầu, tuy nhiên 17 cửa sổ ở tầng một đã được bịt kín. Các đường ống dẫn nước làm bằng thép vẫn còn nguyên vẹn. Trước đây, việc di chuyển giữa các tầng của tháp được thực hiện bằng thang sắt, nhưng đến nay đã không còn.

Hiện nay, nhiều người dân lại nhầm lẫn tên gọi Tháp Hàng Đậu với “Bốt Hàng Đậu". Bốt Hàng Đậu cùng với Bốt Hàng Trống (nay là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm) là 2 "sở cẩm" lớn nhất Hà Nội.

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2023-11-18-lu-c-9-31-04-ch.png
Tháp Hàng Đậu được chú thích là "Château d'Eau" còn Bốt Hàng Đậu được chú thích là “Commissariat de Police”. (Ảnh: Tư liệu).

Lý giải lý do vì sao Tháp nước Hàng Đậu chưa được xếp hạng di tích, ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, tháp nước Hàng Đậu được các chuyên gia, những người yêu Hà Nội coi là một trong những di sản công nghiệp quý giá cần được bảo tồn và phát huy giá trị. Nhưng luật chưa có nội dung quy định "di sản công nghiệp" nên công trình hiện vẫn là tài sản của Tổng công ty Nước sạch Hà Nội và chưa được xếp hạng di tích.

Đánh thức công trình cổ trong dòng chảy hiện đại

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, sau một thời gian tu sửa, Tháp nước Hàng Đậu nay đã được “biến hóa” thành triển lãm nghệ thuật trưng bày sắp đặt với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại. Tháp nước Hàng Đậu là một trong 5 địa điểm tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 cùng với Nhà máy xe lửa Gia Lâm, ga Hà Nội, ga Long Biên và cầu Long Biên.

hangdau3.jpg
Sự kết hợp hài hòa giữa di sản - kiến trúc - nghệ thuật mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho người dân khi tham quan không gian nghệ thuật tại tháp nước Hàng Đậu trong lần đầu tiên ra mắt công chúng. (Ảnh: Ngọc Quyên).

Không gian bên trong của tháp gây ấn tượng bởi bối cảnh 3D với hình ảnh những “đĩa màu” tái chế từ chất liệu ni-lông được sắp xếp có tính toán. Điều này nhằm nhấn mạnh với người xem, cho họ thấy rõ hơn về sự tác động của đô thị tới môi trường tự nhiên. Cùng với những hình ảnh là sự kết hợp của hệ thống âm thanh sống động. Một khung cảnh được bao phủ bởi âm thanh của nước trong tự nhiên cùng hệ thống ánh sáng hiện đại nhằm đưa người xem đến những chiều không gian mênh mông ngay giữa tòa tháp cổ.

hangdau4.jpg
Triển lãm lấy cảm hứng từ lục thuỷ theo quan niệm Á Đông, lục thuỷ tượng trưng cho 6 nguồn nước trong tự nhiên: nước sông, nước trong khe, nước suối, nước mưa, nước ngầm, và nước biển. (Ảnh: Ngọc Quyên).

Triển lãm “Sắp đặt Nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu” được nhóm thiết kế gồm kiến trúc sư Cao Thế Anh, họa sĩ Nguyễn Đức Phương và các cộng sự thực hiện.

Sau khi tham quan bên trong Tháp nước, đọc những tấm áp phích trưng bày, ông Trương (Hàng Mã, Hà Nội) hào hứng chia sẻ: “Tôi đã sống ở đây 80 năm, hàng ngày đi ngang qua Tháp nước nhưng đây mới là lần đầu tiên được đặt chân vào bên trong. Tôi cảm nhận được kiến trúc bên trong rất đẹp và tỉ mỉ. Đặc biệt, sự kiện lần này còn tái chế lại rác thải, tạo ra ‘cái mới’ bên ngoài ‘cái cũ’. Chính điều đó làm nên một Triển lãm rất thú vị và ý nghĩa".

hangdau2.jpg
Với nhiều người, bên trong tháp nước Hàng Đậu vẫn là “ẩn số” dù họ sinh sống tại Hà Nội đã nhiều năm. (Ảnh Ngọc Quyên).

Chị Cao Đức (45 tuổi, Bắc Từ Liêm) cũng xem sự kiện là một trải nghiệm thú vị. Chị cho biết : “Tuy phải đứng đợi xếp hàng một tiếng nhưng tôi không cảm thấy mệt mỏi. Ngược lại trong lúc đợi đến lượt, tôi được giao lưu cũng các cô chú lớn tuổi và được học hỏi thêm nhiều kiến thức về tháp Hàng Đậu”.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 17 đến 26/11, mở cửa cho du khách khám phá bên trong công trình tháp nước Hàng Đậu.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN