Phú Quang – tôi “ gửi một tình yêu”
(Sóng Trẻ) - Thời thiếu nữ tôi lớn lên trong nỗi buồn lãng đãng của âm nhạc Phú Quang. Khi đằm thắm, ngọt ngào, lúc da diết, thẳm sâu... Hết thảy những cung bậc cảm xúc ấy đã hơn một lần chạm đến đáy tâm hồn tôi. Khi chia sẻ, an ủi, lúc ru nan, hướng vọng...tôi biết mình yêu nó và cần nó như một người tri kỷ!
Có lẽ lần đầu tiên đến với Phú Quang là khi tôi thấy thích lạ lùng câu thơ: "Anh đâu phải là chiều mà nhuộm em đến tím". Hồi đó, tôi đâu biết Phú Quang là ai, nhạc Phú Quang là như thế nào, đứa trẻ 11 tuổi ngày ấy chỉ thấy câu thơ kia sao hình ảnh đến thế, sao lãng mạn đến thế. Rồi nó thích vậy thôi. Sau đó nó bắt gặp câu thơ kia trong tác phẩm " Thơ viết ở biển" của Hữu Thỉnh - mà vần về, xoay trở, mà đọc mãi không thôi niềm yêu thích:
Mãi đến 6, 7 năm sau tôi mới có cơ hội được nghe ca khúc này - rồi yêu liền - yêu ngay như một định mệnh với âm nhạc Phú Quang. Âm nhạc đó kỳ diệu đến nỗi bao năm rồi vẫn không đánh mất cái đẹp mà ru lòng người dịu êm trong thứ ánh sáng huyền ảo của thanh âm và ngôn từ
Nhạc sĩ Phú Quang (Ảnh : internet)
Hà Nội đã từng là một miền đất lấp lánh trong tôi. Những ngày đông với cái rét cắt da cắt thịt ở thành Vinh, hai chị em gái trong căn phòng nhỏ đã nghe không biết bao nhiêu lần những ca khúc về Hà Nội. Để rồi tự lúc nào ta đã yêu một Hà Nội dịu dàng trong " mùi hoa sữa về thơm từng con phố", một Hà Nội bình dị trong" quán cóc liêu xiêu một câu thơ", một Hà Nội lãng mạn đến nhường nào với hình ảnh " khăn em bay hiu hiu gió lạnh"... Giờ đây hình ảnh Hà Nội trong tôi khác nhiều với những năm về trước. Nhưng trở về trong những ca khúc ấy, tôi lại thấy tình yêu cũ trở về trong cái bụi bặm, xô bồ. Liệu có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh níu giữ một niềm tin? Phải chăng cái đẹp đã thực hiện nghĩa vụ " cứu rỗi" của mình?
Có một ngày tôi thấy mình hoang mang và lạc giữa những dòng người xuôi ngược. Dường như chỉ mình ta đi, chỉ mình ta về giữa những nói cười nhộn nhạo kia, để một lần nữa, âm nhạc hỏi tôi rằng: " người cô đơn lắm phải không? người mệt mỏi lắm phải không? và người cần ta lắm phải không". Có những ngày ta nghe " trống vắng đến từng giọt sầu", trên những con đường chỉ còn " cây nối cây mà xanh xao cô đơn", có những buổi chiều nghe " tim ta ai ném bên thềm"...thì một lần nữa, ta trốn chạy trong cái hư ảo của thanh âm, ta trốn chạy trong miên man kỳ diệu.
Ta hoàn toàn bị chinh phục bởi những ca từ của ông khi viết về tình yêu. Như chính ta trải qua một cuộc chia ly, như chính ta đau niềm đau ấy, như chính ta là người phụ nữ với chiếc áo sờn vai rời bỏ căn nhà xưa. Nỗi buồn cũng trở nên thật đẹp khi ta đã hiến dâng trọn vẹn cho tình yêu để biết rằng " ta đã yêu như chết là hạnh phúc, ta đã quên mình chỉ để nghĩ về em". Đâu cứ phải gào thét mới là đau đớn, có nỗi đau nào hơn khi người phụ nữ ra đi mà " tràn ngập niềm vui rời xa căn nhà cũ", có nỗi đau nào hơn khi người ra đi mà " trên đôi mi còn lăn chảy giọt nước mắt hân hoan". Có lẽ âm nhạc chỉ thực sự chạm vào trái tim con người khi nó đạt được sự thẩm mỹ trong cả ca từ và giai điệu.
Tôi đã đi qua bao cung bậc tình cảm với âm nhạc Phú Quang.
Xin gửi một tình yêu đến cái đẹp, đến người nghệ sĩ trọn đời hiến dâng cho cái đẹp!
Có lẽ lần đầu tiên đến với Phú Quang là khi tôi thấy thích lạ lùng câu thơ: "Anh đâu phải là chiều mà nhuộm em đến tím". Hồi đó, tôi đâu biết Phú Quang là ai, nhạc Phú Quang là như thế nào, đứa trẻ 11 tuổi ngày ấy chỉ thấy câu thơ kia sao hình ảnh đến thế, sao lãng mạn đến thế. Rồi nó thích vậy thôi. Sau đó nó bắt gặp câu thơ kia trong tác phẩm " Thơ viết ở biển" của Hữu Thỉnh - mà vần về, xoay trở, mà đọc mãi không thôi niềm yêu thích:
"Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Anh không phải là chiều mà nhuộm em đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em..."
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Anh không phải là chiều mà nhuộm em đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em..."
Mãi đến 6, 7 năm sau tôi mới có cơ hội được nghe ca khúc này - rồi yêu liền - yêu ngay như một định mệnh với âm nhạc Phú Quang. Âm nhạc đó kỳ diệu đến nỗi bao năm rồi vẫn không đánh mất cái đẹp mà ru lòng người dịu êm trong thứ ánh sáng huyền ảo của thanh âm và ngôn từ
Nhạc sĩ Phú Quang (Ảnh : internet)
Hà Nội đã từng là một miền đất lấp lánh trong tôi. Những ngày đông với cái rét cắt da cắt thịt ở thành Vinh, hai chị em gái trong căn phòng nhỏ đã nghe không biết bao nhiêu lần những ca khúc về Hà Nội. Để rồi tự lúc nào ta đã yêu một Hà Nội dịu dàng trong " mùi hoa sữa về thơm từng con phố", một Hà Nội bình dị trong" quán cóc liêu xiêu một câu thơ", một Hà Nội lãng mạn đến nhường nào với hình ảnh " khăn em bay hiu hiu gió lạnh"... Giờ đây hình ảnh Hà Nội trong tôi khác nhiều với những năm về trước. Nhưng trở về trong những ca khúc ấy, tôi lại thấy tình yêu cũ trở về trong cái bụi bặm, xô bồ. Liệu có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh níu giữ một niềm tin? Phải chăng cái đẹp đã thực hiện nghĩa vụ " cứu rỗi" của mình?
Có một ngày tôi thấy mình hoang mang và lạc giữa những dòng người xuôi ngược. Dường như chỉ mình ta đi, chỉ mình ta về giữa những nói cười nhộn nhạo kia, để một lần nữa, âm nhạc hỏi tôi rằng: " người cô đơn lắm phải không? người mệt mỏi lắm phải không? và người cần ta lắm phải không". Có những ngày ta nghe " trống vắng đến từng giọt sầu", trên những con đường chỉ còn " cây nối cây mà xanh xao cô đơn", có những buổi chiều nghe " tim ta ai ném bên thềm"...thì một lần nữa, ta trốn chạy trong cái hư ảo của thanh âm, ta trốn chạy trong miên man kỳ diệu.
Ta hoàn toàn bị chinh phục bởi những ca từ của ông khi viết về tình yêu. Như chính ta trải qua một cuộc chia ly, như chính ta đau niềm đau ấy, như chính ta là người phụ nữ với chiếc áo sờn vai rời bỏ căn nhà xưa. Nỗi buồn cũng trở nên thật đẹp khi ta đã hiến dâng trọn vẹn cho tình yêu để biết rằng " ta đã yêu như chết là hạnh phúc, ta đã quên mình chỉ để nghĩ về em". Đâu cứ phải gào thét mới là đau đớn, có nỗi đau nào hơn khi người phụ nữ ra đi mà " tràn ngập niềm vui rời xa căn nhà cũ", có nỗi đau nào hơn khi người ra đi mà " trên đôi mi còn lăn chảy giọt nước mắt hân hoan". Có lẽ âm nhạc chỉ thực sự chạm vào trái tim con người khi nó đạt được sự thẩm mỹ trong cả ca từ và giai điệu.
Tôi đã đi qua bao cung bậc tình cảm với âm nhạc Phú Quang.
Xin gửi một tình yêu đến cái đẹp, đến người nghệ sĩ trọn đời hiến dâng cho cái đẹp!
Nguyễn Quỳnh Hoa – THK31A2
Cùng chuyên mục
Bình luận