Thầy giáo 9x biến môn Lý trở nên gần gũi

(Sóng trẻ) - Phạm Trung Thông được biết tới là sinh viên xuất sắc của Đại học Nại thương. Đồng thời, anh cũng là một thầy giáo dạy Vật lý trẻ tuổi, tự mình mở ra 3 lớp luyện thi cho học sinh cuối cấp.

Ngay từ những ngày đầu lên đại học, mọi chi phí sinh hoạt hay tiền học phí đều do Thông xoay sở. Vì đã có nền tảng gia sư từ những năm lớp 12, lên đại học, anh bắt đầu kiếm nguồn thu nhập nhờ việc làm cộng tác viên tại hocmai.com. Trong khoảng thời gian ấy, Thông vẫn tiếp tục đi gia sư riêng. Đến năm 2, anh bắt đầu mở lớp với quy mô lớn hơn, khoảng 30 – 40 người/ lớp.

Chia sẻ về cái duyên trong nghề dạy học, Thông cho hay: “Năm hai đại học mình gặp phải một biến cố là làm mất xe máy. Lúc đó mình đã nghĩ, bằng mọi cách phải tự kiếm lại. Nhưng nếu chỉ làm gia sư nhỏ lẻ thì biết đến bao giờ mới có đủ tiền để trang trải mọi kinh phí và mua lại xe. Lúc đó tự nhiên trong mình bùng cháy lên ý tưởng mở lớp dạy.”

Tính đến hiện tại, thầy giáo trẻ đã tự mở một cơ sở ôn thi với 3 lớp, khoảng 100 học sinh. Mỗi tuần, anh dạy từ 2 – 3 buổi, mỗi buổi 2 ca. Ở giai đoạn cấp tốc này, học sinh tại những tỉnh lẻ kéo về Hà Nội luyện thi càng nhiều. Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thầy giáo trẻ luôn tạo điều kiện miễn giảm học phí. 
 
1bd9c6f5e_2.jpg
Lớp học của thầy giáo trẻ với đông học sinh theo học

Trong quá tình giảng dạy, Thông luôn gần gũi với học sinh, bởi anh quan niệm “đi dạy không có nghĩa đứng để dạy học sinh mà là để chia sẻ những kinh nghiệm trước đây mình đã vượt qua cánh cửa đại học như thế nào?”

Anh cũng cho rằng nghề giáo mang hơi hướng kinh tế, tức người thầy không bán thứ mình có mà bán những thứ học sinh cần; không dạy lý thuyết xuông mà dạy tính ứng dụng. Mục đích chính của học sinh đi học là để thi, anh vẫn đáp ứng cho học sinh. Song cách dạy của anh không học thuật, hàn lâm mà gắn vào thực tiễn để truyền đạt giúp học sinh dễ hiểu.

1bd9c6f5e_3.jpg
Thầy giáo trẻ với những chia sẻ về nghề của mình

Là một sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân chàng trai Phạm Trung Thông cũng gặp không ít khó khăn. Anh chia sẻ: “Khó khăn nhất với mình vẫn là việc chuẩn bị bài giảng để học sinh dễ dàng tiếp thu hơn. Muốn như vậy buộc mình phải hiểu kỹ vấn đề đó. Hơn nữa bài giảng phải cân đối trong 1,5 tiếng, mình không thể dạy lan man khiến học sinh căng thẳng”.

Tuy nhiên đối với anh, việc dạy học đem lại nhiều niềm vui hơn là nỗi buồn. Niềm vui đối với Thông đơn giản chỉ là những chiếc thiệp hay đồ handmade do chính học sinh tặng. Những món quà tuy nhỏ bé nhưng lại giàu ý nghĩa với thầy giáo trẻ.

1bd9c6f5e_1.jpg
Chân dung “thầy giáo trẻ” Phạm Trung Thông 

Với một sinh viên không theo nghiệp sư phạm Lý, còn đang duy trì việc học tại trường, Phạm Trung Thông luôn phải nỗ lực cân bằng để không ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nhờ vậy, thầy giáo trẻ tâm huyết với nghề vẫn giữ kết quả học tập tốt với nhiều thành tích đáng nể.

Anh chia sẻ: “Chính nhờ trường học với môn học đầu tiên là môn kỹ năng sống đã dạy cho mình kỹ năng phân bố công việc, cách quản lý thời gian. Tất cả những kỹ năng này mình đều áp dụng thành công trong cuộc sống. Hiện mình đang chuẩn bị cho việc ra trường và cố gắng đạt tấm bằng tốt. Mình cho rằng bằng cấp vẫn quan trọng vì nó phản ánh thái độ của mình với việc học.”

Với kinh nghiệm của một người thầy và cũng là của đàn anh đi trước, Phạm Trung Thông nhắn nhủ tới các bạn học sinh: “Thời gian tới kì thi THPT Quốc gia không còn nhiều. Các em học sinh không nên quá đặt nặng tâm lý thi cử, nên sinh hoạt điều độ, hiểu rõ lực học hiện tại của mình và đặt mục tiêu cho bản thân. Các em cần học chắc chắn những gì đã học và hiểu rõ bản chất, đồng thời nên tìm một nhóm bạn để cùng trao đổi kiến thức và học có trọng điểm, tích cực rèn luyện đề”.

Phạm Trung Thông
Sinh năm: 1996
Sinh viên năm 3, khoa Kinh tế Đối nại, Đại học Nại Thương
Sở thích: nghe nhạc, tập gym
Thành tích: 3,75/4 GDA, được nhận học bổng của Lotte và Aeon mall

Nguyễn Giang – Hà Trang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN