Thu hút sinh viên tại các trường trung cấp, cao đẳng là bài toán khó

(Sóng trẻ) - Thay đổi của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 khiến nhu cầu vào các trường cao đẳng, trung cấp sẽ thấp dần.

Năm 2017 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh đăng ký không giới hạn vào các trường Đại học. Thay đổi này khiến các trường trung cấp, cao đẳng như “ngồi trên lửa” vì khó đáp ứng đủ chỉ tiêu tuyển sinh đã đề ra. 

eb6e6b1c9_3.jpg
Nhiều trường nghề lo lắng không đạt chỉ tiêu đã đề ra

Kể từ tháng 1/2017, hệ thống hơn 500 trường cao đẳng, trung cấp được chuyển về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Do đó, hệ thống các trường này không còn xuất hiện trong danh sách nguyện vọng trên hồ sơ của thí sinh vì không chung hệ thống xét tuyển với Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Trong khi đó, điều kiện xét tuyển tại các trường Đại học năm nay nhẹ nhàng hơn, chỉ tiêu tuyển sinh cũng tăng lên. Cùng với hình thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, năm nay, có gần 300 trường đại học xét tuyển bằng học bạ. Như vậy có thể thấy rõ cơ hội vào đại học của thí sinh là rất lớn.

eb6e6b1c9_1.jpg
Cơ hội vào các trường Đại học của thí sinh hiện nay là rất lớn

Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều thí sinh không “mặn mà” với việc học nghề là do người học vẫn coi trọng bằng cấp. Quan niệm “trọng thầy hơn thợ” của các bậc phụ huynh và học sinh gây trở ngại lớn trong việc thu hút thí sinh dự thi vào cơ sở dạy nghề. Mặc dù nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hiện nay rất lớn, tuy nhiên lao động có tay nghề vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Ông Dương Duy Hưng – Phó GĐ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên băn khoăn: “Công tác tuyển sinh những năm gần đây trên địa bàn tỉnh rất vất vả nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu đề ra. Các giải pháp như nâng cao chất lượng của nhà trường để thu hút tuyển sinh, gắn kết đào tạo với thực tiễn cũng được chú trọng. Tuy nhiên, kết quả vẫn không được như mong muốn”.

eb6e6b1c9_2.jpg
Để thu hút thí sinh vào học nghề là bài toán khó

Trước tình hình này, nhiều ý kiến cho rằng, nài việc tuyên truyền chế độ chính sách, các trường cần phải tăng cường chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo để theo sát nhu cầu doanh nghiệp và thực tế. Từ đó, người học có khả năng làm những công việc theo nhu cầu của doanh nghiệp. Nài ra, nhà trường cần có bộ phận kết nối công tác đào tạo với doanh nghiệp để giải quyết việc làm sau khi ra trường cho sinh viên. Tuy nhiên, để thu hút thí sinh vào học nghề vẫn là một bài toán khó.

Thúy Nga

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN