“Thúc đẩy và bảo vệ Quyền của Trẻ em đường phố Đồng tính, Song tính và Chuyển giới”
(Sóng Trẻ) - Sáng 31/5, một hội thảo khá đặc biệt lần đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến nhóm những trẻ em có bản dạng giới khác so với giới tính sinh học chung, mang đến cái nhìn thấu hiểu, sẻ chia và kêu gọi sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ cộng đồng.
Để kết nối và trao tiếng nói cho một trong những nhóm trẻ em bị gạt ra bên lề xã hội, Đại sứ quán Na-uy, Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (SCI) và Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã đồng phối hợp tổ chức một hội thảo tại Câu lạc bộ báo chí (Press Club – 59A Lý Thái Tổ) vào sáng nay. Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ những phát hiện từ một nghiên cứu “Đánh giá thực trạng quyền trẻ em đồng tính, song tính và chuyển giới tại TP HCM”.
Hội thảo đã chỉ ra rằng hiện nay nhóm trẻ em này chiếm khoảng 1% dân số cả nước, tuy là thiểu số nhưng đây lại là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, có nguy cơ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn trong cuộc sống.
Nghiên cứu trên do iSEE và ICS (Trung tâm kết nối và chia sẻ) thực hiện khảo sát trên nhóm trẻ em đường phố đồng giới, song giới và chuyển giới tại TP HCM – một trong những khu vực có lượng trẻ em sinh sống và làm việc trên đường phố đông nhất nước ta hiện nay. Bên cạnh nguy cơ bị xâm hại tình dục, HIV/AIDS, bạo lực thể chất, thiếu lương thực và sử dụng thuốc phiện như nhiều trẻ em đường phố khác, xu hướng tình dục và bản dạng giới càng khiến họ thường xuyên phải chịu đựng những hình thức phân biệt đối xử trực tiếp lẫn gián tiếp.
Yuki (nickname của một chuyển giới nam-nữ , 19 tuổi) chia sẻ tại hội thảo: “Khi em đi máy bay hay đi xin việc làm thì người ta một là xì xào, bán tán sau lưng hoặc không thì sẽ nói thẳng là không muốn nhận người pê đê, sợ tụi em vào đấy ăn trộm, ăn cắp, nói chúng em là những kẻ bệnh hoạn…”
Cùng từ TP HCM ra Hà Nội tham dự hội thảo với Yuki, còn có Heo và Shin là những khách mời đại diện cho nhóm trẻ em chuyển giới, song giới và đồng giới. Các em chỉ là ba trong số rất nhiều những trường hợp đang thực sự diễn ra tại Việt Nam, nhóm trẻ em này là những người hiện đang gặp khó khăn lớn về việc làm, cuộc sống bấp bênh, không ổn định, thậm chí đã phải đi “làm gái”, hát đám ma, múa lửa, biểu diễn thoát y để có thu nhập.
Đại diện cho các tổ chức xã hội, các cơ quan, đoàn thể liên quan
Để kết nối và trao tiếng nói cho một trong những nhóm trẻ em bị gạt ra bên lề xã hội, Đại sứ quán Na-uy, Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (SCI) và Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã đồng phối hợp tổ chức một hội thảo tại Câu lạc bộ báo chí (Press Club – 59A Lý Thái Tổ) vào sáng nay. Hội thảo nhằm mục đích chia sẻ những phát hiện từ một nghiên cứu “Đánh giá thực trạng quyền trẻ em đồng tính, song tính và chuyển giới tại TP HCM”.
Hội thảo đã chỉ ra rằng hiện nay nhóm trẻ em này chiếm khoảng 1% dân số cả nước, tuy là thiểu số nhưng đây lại là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, có nguy cơ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn trong cuộc sống.
Nghiên cứu trên do iSEE và ICS (Trung tâm kết nối và chia sẻ) thực hiện khảo sát trên nhóm trẻ em đường phố đồng giới, song giới và chuyển giới tại TP HCM – một trong những khu vực có lượng trẻ em sinh sống và làm việc trên đường phố đông nhất nước ta hiện nay. Bên cạnh nguy cơ bị xâm hại tình dục, HIV/AIDS, bạo lực thể chất, thiếu lương thực và sử dụng thuốc phiện như nhiều trẻ em đường phố khác, xu hướng tình dục và bản dạng giới càng khiến họ thường xuyên phải chịu đựng những hình thức phân biệt đối xử trực tiếp lẫn gián tiếp.
Yuki (nickname của một chuyển giới nam-nữ , 19 tuổi) chia sẻ tại hội thảo: “Khi em đi máy bay hay đi xin việc làm thì người ta một là xì xào, bán tán sau lưng hoặc không thì sẽ nói thẳng là không muốn nhận người pê đê, sợ tụi em vào đấy ăn trộm, ăn cắp, nói chúng em là những kẻ bệnh hoạn…”
Cùng từ TP HCM ra Hà Nội tham dự hội thảo với Yuki, còn có Heo và Shin là những khách mời đại diện cho nhóm trẻ em chuyển giới, song giới và đồng giới. Các em chỉ là ba trong số rất nhiều những trường hợp đang thực sự diễn ra tại Việt Nam, nhóm trẻ em này là những người hiện đang gặp khó khăn lớn về việc làm, cuộc sống bấp bênh, không ổn định, thậm chí đã phải đi “làm gái”, hát đám ma, múa lửa, biểu diễn thoát y để có thu nhập.
Đại diện cho các tổ chức xã hội, các cơ quan, đoàn thể liên quan
Thùy Dung
Báo Mạng K30
Báo Mạng K30
Cùng chuyên mục
Bình luận