Trung thu truyền thống xa dần…


(Sóng Trẻ) - Khi lối sống đô thị đang ngày một ăn sâu vào từng ngôi nhà, góc phố, thì cũng là lúc những hình ảnh về một cái tết Trung thu cổ truyền đúng nghĩa chỉ còn trong quá khứ…


Những năm gần đây, cả cách thức lẫn không khí đón Trung thu của người dân Hà thành đều đã khác xưa. Cùng với sự phai nhạt của các giá trị truyền thống, cái tết thuần khiết dành cho con trẻ cũng mất đi ý nghĩa đích thực của nó. Trong mỗi một gia đình, đã không còn thấy dư vị đầm ấm khi mọi người quây quần bên nhau, cùng ngắm trăng, cùng phá cỗ. Những mâm cỗ Trung thu với hồng, bưởi, cốm, bánh nướng bánh dẻo, và cả ông Tiến sĩ giấy, ông Phỗng được thành kính dâng lên bàn thờ tổ tiên trong ánh trăng đêm rằm giờ đây không còn nữa. Thay vào đó, các sản phẩm bánh Trung thu cao cấp, đôi khi trị giá đến bạc triệu để người ta mua, tặng, biếu lẫn nhau lại bán rất đắt hàng.

“Lâu lắm rồi ở đây họ cũng không còn cái lệ phá cỗ ấy nữa, mọi người bận rộn với công việc nên chỉ làm qua loa cho xong. Vài cái bánh, vài cái kẹo, ít hoa quả. Con cái xa nhà cũng không có thời gian về chung vui, đoàn tụ với gia đình như xưa, mọi hoạt động đều mai một đi”, bà Trịnh Tuyết Nhung – xóm 5, xã Cổ Nhuế thở dài tâm sự.

2352d2d7f_873.1.jpg
Hình ảnh gia đình quây quần bên mâm cỗ Trung thu đã dần biến mất (Ảnh Internet).

Trẻ con của ngày xưa háo hức đếm từng ngày đến Trung thu để được bố mẹ mua cho một chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, trống ếch, hay những con giống nhỏ xinh… Giờ đây, trên những con phố Hàng Mã, Hàng Trống, Hàng Bài, không khí buôn bán nhộn nhịp vẫn còn đó, nhưng cái hồn của ngày tết dân tộc đã lụi tàn. Những mặt hàng truyền thống không còn hiện diện nhiều. Thay vào đó, những thứ gì thu hút các em nhỏ ngày nay lại là chiếc mặt nạ nhựa đủ kiểu dáng, súng bắn bong bóng, robot hiện đại đắt tiền, các bộ tóc giả xanh đỏ, hay những chiếc mặt nạ gớm ghiếc. Người lớn cũng chẳng ngần ngại gì mà không mua cho con mình một món quà vừa ý giữa một rừng đồ nại dễ tìm, dễ chọn.

Lần theo những con phố cổ Hà Nội ngày nay, không còn lại nhiều những gia đình “tứ đại đồng đường” vẫn giữ được vẹn nguyên nếp cũ của tết Trung thu cổ truyền. Theo nhịp sống hiện đại chốn thị thành, phong tục và vẻ đẹp truyền thống ấy chỉ còn trong những câu chuyện kể ngày nào của Nguyễn Tuân, Tô Hoài…

Trung thu đang dần mất đi ý nghĩa thực sự của nó, không chỉ do sự thờ ơ của mỗi gia đình mà còn do sự thiếu quan tâm của các quận, phường, khu phố. Những năm trước, các phường đều náo nức chuẩn bị tổ chức cho trẻ em trong khu vực một bữa tiệc Trung thu. Các em được chơi các trò chơi dân gian, được phá cỗ, được xem những màn diễu hành múa lân, múa rồng hoành tráng, được nắc nẻ cười với ông Địa, thằng Bờm… Nhưng ngày nay, thay vì tổ chức tập thể, người ta lại chọn một cách làm qua loa, hình thức, đơn giản là chia phần bánh kẹo rồi gửi về từng nhà. Cái cảnh “nhà nào biết nhà nấy” dường như đã ăn vào nếp trong đời sống người dân thủ đô.

235222ed3_873.2.jpg
Giới trẻ ngày nay thích vui chơi với bè bạn thay vì đón tết Trung thu với gia đình.

Bà Đặng Thị Thanh Tâm (65 tuổi, Tổ phó Tổ dân phố khu nhà 9A, bán đảo Linh Đàm) cho biết : “Lễ Trung thu tổ chức trong tổ dân phố bây giờ chỉ mang tính đại khái, tượng trưng . Giờ trẻ em ra nhà văn hóa chỉ để nhận những phần quà Trung thu vô hồn và có rất ít cháu đến dự. Có lẽ một phần là do bọn trẻ thích ở nhà chơi game hoặc làm việc khác, một phần khác là vì sự thiếu quan tâm của các tổ dân phố đến ngày lễ cổ truyền này”.

Dưới góc nhìn của một người trẻ, bạn Phạm Thùy Anh, sinh viên ĐH Nại Thương chia sẻ: “Xung quanh khu vực nhà mình bây giờ hâu như đã bỏ hết việc tập trung trông trăng, phá cỗ. Đêm Trung thu bây giờ yên ắng lắm chứ không còn rộn rã như trước kia. Thật may mà gia đình mình vẫn giữ được truyền thống ấy. Bản thân mình rất thích vui vẻ với mọi người trong đại gia đình. Thế nên năm nào cũng thế, mình chọn ở nhà phá cỗ thay vì ra đường với bạn bè”.

Trung thu không chỉ là một cái tết cổ truyền của dân tộc mà còn là một phong tục hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của sự báo hiếu, biết ơn, của tình thân hữu, đoàn tụ, và của thương yêu gia đình. Những nét đẹp truyền thống ấy, giờ đây, đã bị lối sống xô bồ, gấp gáp của thời hiện đại làm cho mai một dần. Những gì là quốc hồn, quốc túy của dân tộc ngày một lép vế trước những giá trị nại lai, thực dụng của lối sống thị trường. Sự biến cải, đổi thay ấy giống như một cơn sóng ngầm trong lòng xã hội hiện đại,mà ai cũng biết nhưng chẳng ai để tâm. Một Trung thu nữa lại về, và nỗi trăn trở cho một ngày tết cổ truyền đang dần nhạt hình, phai bóng lại trở thành một câu hỏi lớn cho mỗi người dân của đất Thăng Long 1000 năm tuổi.

Anh Việt – Thu Phương – Trần Hằng – Cao Hiếu – Lê Chi
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN