Vỡ trận công viên nước: Đừng đổ lỗi cho đạo đức người Việt

(Sóng trẻ) - Sau khi vụ việc “vỡ trận công viên nước Hồ Tây” diễn ra, người ta mải mê bàn tán, phê phán về trách nhiệm của cơ quan quản lý, về ý thức của “người Việt mình” mà chẳng ai buồn ngó đến công viên nước của hiện tại, vẫn miễn phí, nhưng chẳng còn mấy người đến nữa. Phải chăng, đây không hoàn toàn là câu chuyện đạo đức hay miễn phí đơn thuần?

"Ý thức" và "xấu hổ"

Những ngày gần đây cư dân mạng thi nhau truyền tay những tấm poster phim được chế từ bức ảnh được chụp trong công viên nước hồ Tây ngày 19/4 vừa qua, hay những đoạn clip người dân thi nhau vượt rào để được vào tắm. Ở dưới những bức ảnh hay clip đầy giễu cợt này sẽ là hàng trăm comt như: “Ý thức quá kém”, “quá xấu hổ vì hành động của những con người này”... Rồi hàng loạt những phê phán từ báo lớn đến đài nhỏ, từ mạng xã hội đến những quán nước vỉa hè về ý thức của “ người Việt mình”.

258ba5ba2_hinh_anh_1.jpg
Tấm poster phim được “chế tác” từ bức ảnh chụp trong công viên nước hồ Tây ngày 19/4

Nhớ lại sự việc cách đây vài ngày ở công viên nước hồ Tây người ta vẫn không khỏi rùng mình. Khu vực công viên nước chỉ chứa được 8.000 người nhưng lượng người có mặt ngày hôm ấy đã vượt quá số lượng cho phép, buộc ban quản lí đã đóng cổng từ sớm vì tình trạng quá tải. Tuy nhiên, rất nhiều người bất kể độ tuổi, giới tính đã cố ý trèo qua hàng rào sắt nhọn cao trên 2m để vào trong, gây nên cảnh tượng hỗn loạn, phản cảm hiếm thấy. Họ còn bồng bế những đứa trẻ là con, là cháu của mình vượt rào trái phép, bất chấp những nguy hiểm đang rình rập, thậm chí nhiều người quần áo còn rách tả tơi vì bị hàng rào cọ phải. Xem những đoạn clip được người ta quay lại cảnh hàng rào sắt bu kín bởi người hay cảnh cả mấy chục thanh niên quây kín trêu ghẹo các cô gái bên trong công viên thật sự khiến người ta hốt hoảng, và câu chuyện về ý thức con người lại được bàn tán rôm rả.

258ba5ba2_hinh_anh_2.jpg
Vỡ trận công viên nước khiến nhiều người hoảng loạn

Cũng chỉ là "trò chơi"

Biết bao nhiêu ý kiến từ nhiều góc độ được đưa ra, nào thì về trách nhiệm của cơ quan quản lý, nào thì về sự xuống cấp đạo đức... Nhưng nếu nghĩ đơn giản ra, có khi nó chỉ là một trò chơi khi mà người dân Hà Nội từ lâu chưa tìm được chỗ chơi hợp lý. Đó là một thử thách cần vượt qua, một cái hàng rào, ai trèo qua sẽ trở thành người vượt qua và thế thôi chứ chả liên quan gì đến việc được bơi cả. Và rõ ràng kể cả những người trèo được vào rồi thì cái mục đích ban đầu khi đến cũng chẳng thể thực hiện được với cả biển người chen chúc bên trong. 

Người ta xem clip thì cứ mắng, cứ trách. Nhưng có ai dám đảm bảo chắc chắn rằng nếu có mặt ở đó thì mình sẽ từ chối chơi trò này không? Vì nó đơn giản là một phản xạ có điều kiện, mang tính kích thích dây chuyền, đã mất công đến thì người ta trèo vào được mình cũng phải trèo vào được.

Không chỉ riêng sự việc hỗn loạn tại công viên nước Hồ Tây, trước đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện dẫn đến lộn xộn, ẩu đả và mất trật tự như: tranh giành uống bia miễn phí tại Lễ hội bia được tổ chức tại SVĐ Quần Ngựa (Hà Nội) 2013; tranh giành cướp giật áo mưa tại sự kiện "Đừng để bị ướt mưa" do Đại sứ quán Hà Lan tổ chức 2013; "hôi bia" tại Đồng Nai 2013, Ẩu đả tranh cướp hoa lộc tại đền Gióng 03/2015...  

Trông Mỹ lại ngẫm đến ta

Không phải chỉ có nước ta, Black Friday của người Mỹ cũng khiến thiên hạ dẫm đạp lên nhau để mua hàng giảm giá. Black Friday bao nhiêu năm nay tạo ra tranh cãi, đòi tẩy chay vì sự bạo lực vô nghĩa của nó. Và nó được lý giải từ góc độ tâm lý học: Không phải vì khách cần hàng giảm giá, thậm chí họ sẽ mua cả những thứ họ không cần, vấn đề chính là sự hiếu thắng và hơn thua trong đám đông.

258ba5ba2_hinh_anh_3.jpg
Black Friday của Mỹ cũng kinh hoàng không kém

Sau vụ vỡ trận kinh hoàng, công viên nước đã chẳng còn hấp dẫn người dân dù có miễn phí hay không, bởi đơn giản, chẳng còn “cái rào” nào cho họ vượt qua cả. Xu hướng đám đông, a dua theo tập thể chính là nguyên nhân khiến con người ta mất đi sự tỉnh táo trước những thứ hạ giá hay miễn phí. Một vụ việc diễn ra khiến cả xã hội sôi sục phê phán nhưng vài ngày sau đó, mọi chuyện lại bình lặng và đi vào lãng quên. Thế nhưng khi những sự kiện khác tương tự tiếp diễn khiến xã hội tiếp tục “nhức nhối” và “lên án”. Vậy đến bao giờ những sự việc “kinh hoàng” như thế này mới có đi đến hồi kết?

Nguyễn Thị Phương Trinh
Truyền hình K32A1
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN