Cùng cha mẹ của mình, những đứa trẻ mắc kẹt tại nơi "đất khách quê người" vì COVID-19 đã và đang vượt ngàn km để hồi hương với gia đình.
Hành trình dài của những đứa trẻ vượt ngàn cây số hồi hương cùng gia đình “Đối với chúng con, được trở về nhà là niềm vui nhất lúc này”
“Mẹ ơi sắp đến nhà mình chưa ạ?”, “Mẹ ơi con đói lắm, con nhớ ông với bà”… câu nói của những đứa trẻ đang đồng hành cùng gia đình dừng nghỉ chân tại cầu Giẽ (Phú Xuyên, Hà Nội) sau quãng đường dài hơn 1000km để về quê sau đại dịch.
Những người ở Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa coi như về đến nhà, nhưng trong đoàn người ấy, đa phần ở mãi nơi địa đầu của tổ quốc như Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La thì hành trình vẫn còn đầy rẫy những gian truân, vất vả.Trong đoàn người đó, có những em bé phải "đội nắng, dầm mưa" cùng bố, mẹ, người thân vượt cả ngàn cây số để về quê.
Phút nghỉ chân của hai mẹ con chị Sính trên hành trình vạn dặm từ Bình Dương về Hà Giang"Màn trời, chiếu đất" với những đứa trẻ trong suốt quá trình hồi hương không còn là lạ lẫm.Hai mẹ con chị Sùng A Lính mệt nhoài sau một ngày dài đội nắng để đến nơi dừng chân Theo em Lò Thị Sùng (Đồng Văn, Hà Giang) cho biết, cuộc sống quê nhà khó khăn, em vào Bình Dương làm công nhân nấu nhựa. Do dịch bệnh nên em phải nghỉ việc hơn 4 tháng. Thời gian dài không có thu nhập, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền, em phải vay mượn bạn bè cùng với gia đình ở quê gửi tiền vào để trang trải cuộc sống.
Khi Bình Dương nới lỏng giãn cách, Sùng cùng với cậu ruột quyết định về quê bằng xe máy "Cháu năm nay 14 tuổi, theo cậu vào Bình Dương làm thêm kiếm tiền nuôi con, vào được một tháng thì trong ấy giãn cách, cháu và cậu phải sống dựa vào trợ cấp của mọi người xung quanh. Cháu nhớ nhà lắm, vất đến mấy cháu cũng đi được vì ở nhà có mẹ và con gái đang chờ" Sùng chia sẻ thêm.
Nhiều em bé tỉnh giấc, bố mẹ tranh thủ cho các bé ăn tạm vài miếng bánh, hoa quả được lực lượng chức năng hỗ trợ. Đi cả nghìn cây số, tài sản của anh Sềnh chỉ còn vài trăm nghìn trong túi. Toàn bộ túi đồ bị ướt khi gặp cơn mưa lớn ở Hà Tĩnh. Ngồi nhìn đứa con trai 3 tuổi đang nằm ngủ dưới nền đường, anh Sềnh lộ vẻ mệt mỏi. Bên cạnh anh, chị Hạ Y Sềnh vẫn địu con ngồi trên vai, đôi mắt thâm quầng vì mỏi mệt. Anh Sềnh kể: "Trước dịch, mình làm từ 7h30 sáng đến tối muộn, mỗi ngày 10 - 12 tiếng. Trưa mình chỉ ăn vội hộp cơm rồi làm tiếp cho kịp đơn của khách. Mỗi tháng, công ty trả cho mình 10 triệu đồng, vợ mình ở nhà vừa chăm con vừa nhận trông 2 cháu con của anh công nhân gần nhà nên có tiền mua sữa, mua quần áo cho con". Dịch ập đến Bình Dương, các gia đình xung quanh về quê, anh Sềnh và vợ cũng gói ghém hành lý rời thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương về nhà. Anh Sềnh tâm sự, trước đây anh nghe lời cậu họ vào Nam lập nghiệp do lương cao, nhiều việc, đi làm vài năm về sửa lại căn nhà.Những chiếc xe hỗ trợ đưa người dân lên xe buýt đến với điểm trung chuyển để hồi hương.Anh Lỗ Minh Tuấn, đại diện đội xe 0 đồng, chia sẻ tới gần sáng 7-10, nhiều người dân cạn xăng do không có chỗ đổ xăng dọc đường. Đội đã điều thêm xe bán tải đi mua xăng và đóng vào từng chai nhựa cho người dân. Không chỉ vậy, cứ mỗi đoàn đi, các thành viên của nhóm lại xịt khử khuẩn, dọn dẹp rác trước cầu Giẽ. Có lúc, một đoàn người dân về quê lên tới gần 1.000 phương tiện.Anh Tuấn nói: "Theo kế hoạch, nhóm sẽ phân công 15 - 20 xe bán tải thay phiên nhau chuyển đồ hỗ trợ cho bà con đến khi nào hết đoàn đưa người dân về quê". Thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông TP Hà Nội cho biết, từ 18h ngày 5/10 đến hết ngày 6/10, Công an thành phố phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm soát y tế và giám sát, dẫn 11 đoàn người đi xe máy từ các tỉnh miền Nam về các tỉnh phía Bắc (mỗi đoàn khoảng 250 người) qua địa phận.
(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.