50 năm ngày nhà giáo Hàn Quốc ( 1963-2013) - Đôi nét giáo dục
( Sóng trẻ) - Đất nước Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng với những bộ trang phục Hanbok duyên dáng, độc đáo trong văn hóa ẩm thực, kì quan hùng vĩ, tráng lệ… mà còn nổi tiếng với nền giáo dục hiện đại và mang nhiều nét đặc trưng riêng có của xứ Kimchi.
Vài nét đặc trưng của nền giáo dục Hàn Quốc
Lớp học phổ thông Hàn Quốc
Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia rất coi trọng giáo dục, là nền tảng cốt lõi. Mới đây, Hàn Quốc đã xuất sắc đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc được chia thành 5 cấp: mẫu giáo, giáo dục bậc tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học và sau đại học. Trong đó giáo dục tiểu học được xem là nghĩa vụ giáo dục cao nhất và mục đích của nó là giáo dục phổ thông tiểu học cơ bản cần thiết nhất trong sinh hoạt của người dân. Tỷ lệ đi học tiểu học đạt mức hoàn toàn 99.9 %.
Trẻ em Hàn Quốc từ 3-5 tuổi thuộc giai đoạn mẫu giáo không bắt buộc; bắt đầu vào lớp 1 là 6 tuổi. Giai đoạn phổ thông gồm ba cấp học: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ( tiểu học kéo dài 6 năm từ 6 tuổi đến 12 tuổi; THCS 3 năm từ 13 đến 15 tuổi và THPT 3 năm từ 16-18 tuổi). Ở cấp học cuối, học sinh có thể chọn một trong hai hướng: THPT cơ bản và TH nghề. Lên đại học cũng theo hai hướng giáo dục hàn lâm ( 4 năm) và giáo dục nghề ( 3 năm).
Giáo dục bắt buộc ở Hàn Quốc là 9 năm ( giai đoạn Tiểu học và THCS) nhằm mục tiêu giúp mỗi công dân phát triển cá tính và những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống dưới tư tưởng nhân đạo và tinh thần trách nhiệm vì sự phát triển của quốc gia, nhân loại.
Đầu tư cho giáo dục Tiểu học luôn là nhiệm vụ hàng đầu
Ngày nhà giáo Hàn Quốc
Ngày Nhà giáo của Hàn Quốc ( ngày 15-5) được xem như ngày lễ lớn nhất của quốc gia. Ngày nhà giáo ở đất nước Kim chi bắt nguồn từ việc một nhóm thanh niên thành viên của Hội chữ thập đỏ đến thăm các thầy cô giáo cũ đang ốm tại một bệnh viện.
Trong ngày này, buổi học thường kết thúc sớm hơn. Học sinh tặng thầy cô giáo những bông hoa cẩm chướng để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính. Nài ra, các cựu học sinh cũng tặng các thầy cô giáo cũ những tấm thiệp, các món quà nhỏ tự làm, nhiều em còn tặng thầy cô những món ăn nn do tự tay mình nấu.
Một số trường cho thầy cô và học sinh nghỉ vào ngày này vì họ không muốn thấy hiện tượng tặng/ hối lộ thầy cô bằng những món quà đắt tiền. Một số trường khác lại tổ chức các chuyến đi chơi xa cho các thầy cô để thể hiện sự tôn kính đối với những người “lái đò”.
Những hoạt động này khá giống với ngày nhà giáo Việt Nam ( 20/11). Để tri ân những người thầy, người cô cả một đời tận tụy với học sinh, người Việt Nam cũng có những hành động rất đẹp để thể hiện điều này. Vào ngày 20/11, học sinh thường đến thăm thầy cô, dành tặng những bó hoa tươi thắm, những món quà chan chứa yêu thương như một lời cám ơn chân thành. Hầu hết các nhà trường đều tổ chức những lễ mít tinh, hội diễn văn nghệ để tôn vinh nghề giáo.
Hoa cẩm chướng thay lời tri ân
Với những điểm tương đồng như vậy, nên giáo dục của Hàn Quốc và Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, mở ra một cách cửa mới cho sự phát triển văn hóa – xã hội.
Cao Thị Mai Linh
Ban truyền thông.
Cùng chuyên mục
Bình luận