"Báo chí cần đem đến cách hiểu sâu sắc hơn về môi trường"

(Sóng trẻ) - Đó là chia sẻ của Th.S Trần Thị Hoa Mai – giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về mối quan hệ giữa truyền thông, báo chí với môi trường trong tọa đàm “Báo chí với sống xanh” diễn ra sáng 11/05 tại TreeCoffe (số 1 Trương Công Giai, Hà Nội). Buổi tọa đàm còn có sự góp mặt của Đặng Thùy Dương – nhà hoạt động vì môi trường và các bạn sinh viên dưới sự điều phối của MC Lê Phương Anh.

Sống xanh là một khái niệm và lối sống được nhiều người thực hiện. Buổi tọa đàm có ý nghĩa truyền đi thông điệp giảm thiểu thói quen sử dụng các sản phẩm gây ảnh hưởng đến môi trường.

dd2226b59_i_9749.jpg

Các diễn giả tại buổi tọa đàm

Đề cập đến vấn đề sống xanh Th.S Trần Thị Hoa Mai cho rằng cụm từ sống xanh là hành trình xanh. Đây là cụm từ hay nhưng chưa thực sự giúp cho người tiếp cận hiểu một cách đầy đủ. “Tôi nghĩ sống xanh đơn giản là sống thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa tác hại ảnh hưởng đến môi trường”, cô cho biết.

Chia sẻ về một số giải pháp sống xanh, Th.S Trần Thị Hoa Mai cho biết chúng ta cần hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm gây ảnh hưởng đến môi trường. Việc này phải làm với cảm giác hứng thú và liên tục giảm các vật dụng có liên quan đến nhựa, túi nilon, hóa chất, sử dụng ít tài nguyên nhất,…

dd2226b59_i_9766.jpg

Th.S Trần Thị Hoa Mai (bên trái) chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề bảo vệ môi trường


Buổi tọa đàm cũng đề cập đến vấn đề sống xanh có phải là xu thế chưa và ảnh hưởng của nó đến đời sống hiện đại, chị Đặng Thùy Dương lấy ví dụ và phân tích khi nhiều người thay việc dùng nhựa 1 lần sang giấy 1 lần để làm rõ nhận thức của nhiều người về bảo vệ môi trường. “Trong khoảng thời gian gần đây chúng ta đề cập đến khía cạnh hạn chế rác thải nhựa trong lối sống xanh. Chúng ta cần đặt câu hỏi và hành động không nên làm theo phong trào, mỗi người cần nghiêm túc làm theo mức độ sâu của vấn đề bảo vệ môi trường”, chị cho biết.

dd2226b59_i_9754.jpg

Chị Đặng Thùy Dương chia sẻ tại buổi tọa đàm

Đề cập đến vấn đề báo chí ảnh hưởng đến người trẻ nhất là vấn đề bảo vệ môi trường, Th.S Trần Thị Hoa Mai đánh giá báo chí truyền thông về vấn đề giảm thiểu rác thải nhựa mới chỉ bắt đầu thôi. Ở Việt Nam hiện nay truyền thông về môi trường chỉ đơn giản đem lại chúng ta cảm giác phải làm sao cho môi trường sạch. Do vậy, báo chí cần đem đến cách hiểu sâu sắc hơn về vấn đề môi trường. 

“Báo chí cần rất nhiều giải pháp cụ thể như tập huấn cho phóng viên viết về vấn đề môi trường, có các chiến dịch truyền thông có thiết kế bài bản, chuyên nghiệp tác động mạnh đến cảm xúc con người để từ đó có hành động thiết thực thay vì làm theo phong trào và cảm tính”. 

dd2226b59_i_9753.jpg

Đại diện BTC chụp ảnh lưu niệm với khách mời

Dương Lan 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN