Báo động văn hóa ứng xử trên xe buýt
(Sóng Trẻ) - Xã hội càng phát triển, nhu cầu đi lại của con người càng gia tăng, nhất là những nơi tập trung dân cư đông đúc. Xe buýt ra đời như một tất yếu khách quan phục vụ lợi ích của đông đảo người dân và góp phần giảm thiểu ách tắc giao thông. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nhãn tiền ấy, văn hóa ứng xử trên xe buýt đang tồn tại những lỗ hổng khó lấp.
Từ nhân viên xe buýt...
Hiện nay, bên cạnh rất nhiều tấm gương nhân viên xe buýt cần mẫn, năng nổ, đáng tin cậy, thì rất tiếc vẫn có một số chưa thực sự coi "khách hàng là thượng đế”. Hành khách đi buýt chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên, do nhu cầu đi xe buýt hàng ngày nên đa số đều dán vé tháng. Hộ không ngờ chính vì thế mà mình bị phân biệt đối xử khi thường xuyên bị “bỏ lại không rước, khi leo lên được đến xe thì cũng nhận được những lời chửi bới “sao không đi xe sau?”, kèm theo thái độ lạnh lùng khi kiểm tra thẻ, những lời nói xỏ xiên" - bạn Tôn Nữ Thùy Dương chia sẻ.
Bạn ChuyenLe thì kể lại chuyến xe kinh hoàng của mình: "Có một hành khách cũng đã nhiều tuổi đưa cho người phụ xe 100.000 đồng để mua vé, anh ta không nhận và nặng lời bắt bẻ vì sao đi xe mà không chuẩn bị sẵn tiền lẻ và bắt phải xuống xe đổi tiền lẻ. Thế là ông hành khách bực mình to tiếng nói lại, liền bị anh phụ xe đến chỗ người lái xe rút ra một đoạn ống tuýp nước để dọa đánh và chửi bới thậm tệ người hành khách đáng tuổi cha chú mình"
Chưa dừng lại ở đó, đôi khi những một vài bác tài xế thiếu ý thức còn "đầu độc" tinh thần khách bằng những câu chuyện phiếm thô tục với phụ xe, những bản nhạc sàn ầm ĩ, những bài hát cải biên tục tĩu với âm lượng không thể to hơn làm mất thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đây thực sự là những hành vi thiếu văn hóa, đi ngược lại khẩu hiệu "Hãy cùng chúng tôi tạo nên một nết văn hóa trên xe buýt" dán ngay cửa xuống.
...đến hành khách đi xe
Bởi khách đi xe buýt thuộc nhiều tầng lớp, độ tuổi, trình độ nên không thể tránh khỏi những trường hợp có hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Bạn Dương cho biết: "Một số người chỉ nghĩ đến bản thân mình bằng cách ( không chút văn hóa) họ có thể đứng rộng rãi phía trên không chịu xích lên, mặc cho các tiếp viên xe buýt không ngừng nhắc nhở bởi vì ai cũng sợ trễ học, cũng muốn chen lên, thế là tất cả phải đứng dôn một cục ngay cửa lên xuống xe buýt gây khó khăn cho việc lên xuống xe và rất nguy hiểm mỗi khi xe thắng gấp là cứ y như rằng mọi người lại té, giẫm đạp nhau".
Ai cũng biết nhường ghế là hành vi thể hiểu văn hóa nhưng thật đáng buồn khi hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ lên xe buýt thản nhiên nảnh mặt làm ngơ hay giả vờ ngủ để khỏi phải nhường ghế cho các bà, các chị mang thai và các em nhỏ. Họ đã tự đánh mất nhân cách, phẩm hạnh trong mắt mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, một vấn nạn xe buýt hiện nay là tình trạng lậu vé, trốn vé diễn ra phổ biến. Nhiều bạn không ngần ngại dán ảnh giả, mượn vé bạn, khai man năm sinh nhằm được ưu tiên khi mua vé. Và có lẽ cũng bởi xe buýt là nơi công cộng nên rất nhiều bạn lên xe nói chuyện oang oang (kể cả trên điện thoại) làm mọi người khó chịu vô cùng. Mặc dù bảng quy định không được ăn uống trên xe nhưng một số người vẫn cố tình mang trái cây, bánh mì lên xe ăn và khi xuống xe để lại những vụn vãi, túi trông hết sức dơ bẩn.
Cần xây dựng nếp văn hóa xe buýt
Văn hóa là nét đẹp cần thiết ở bất cứ đâu, nhất là những nơi công cộng. Ai cũng biết điều ấy nhưng để biến nó thành hiện thực thì không phải là chuyện đơn giản. Để nâng cao chất lượng xe buýt, cả nhân viên nhà xe lẫn khách đi xe đều phải nâng cao cách ứng xử, giao tiếp. Về phía nhà xe, thiết nghĩ cần phải có một chế tài hợp lí, nghiêm minh để xử phạt những người vi phạm, đường dây nóng của tổng công ty phải hoạt động trong suốt thời gian có xe buýt hoạt động để hành khách phản ánh kịp thời. Tăng giá vé xe buýt để nâng cao chất lượng phục vụ là một ý kiến không tồi, nhưng đi đôi với đó cần phải là sự đầu tư thực chất.
Về phía hành khách, khi lên xe, nên tuyệt đối giữ trật tự, lên/xuống xe phải đúng cửa, tuyệt đối không sử dụng vé giả, chủ động nhường ghế cho người già và trẻ em, không ăn uống, nhai kẹo cao su... Hành động nhỏ của mỗi người, từng ngày, từng ngày sẽ hình thành bộ mặt xe buýt văn minh, lịch sự.
Từ nhân viên xe buýt...
Hiện nay, bên cạnh rất nhiều tấm gương nhân viên xe buýt cần mẫn, năng nổ, đáng tin cậy, thì rất tiếc vẫn có một số chưa thực sự coi "khách hàng là thượng đế”. Hành khách đi buýt chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên, do nhu cầu đi xe buýt hàng ngày nên đa số đều dán vé tháng. Hộ không ngờ chính vì thế mà mình bị phân biệt đối xử khi thường xuyên bị “bỏ lại không rước, khi leo lên được đến xe thì cũng nhận được những lời chửi bới “sao không đi xe sau?”, kèm theo thái độ lạnh lùng khi kiểm tra thẻ, những lời nói xỏ xiên" - bạn Tôn Nữ Thùy Dương chia sẻ.
Bạn ChuyenLe thì kể lại chuyến xe kinh hoàng của mình: "Có một hành khách cũng đã nhiều tuổi đưa cho người phụ xe 100.000 đồng để mua vé, anh ta không nhận và nặng lời bắt bẻ vì sao đi xe mà không chuẩn bị sẵn tiền lẻ và bắt phải xuống xe đổi tiền lẻ. Thế là ông hành khách bực mình to tiếng nói lại, liền bị anh phụ xe đến chỗ người lái xe rút ra một đoạn ống tuýp nước để dọa đánh và chửi bới thậm tệ người hành khách đáng tuổi cha chú mình"
Chưa dừng lại ở đó, đôi khi những một vài bác tài xế thiếu ý thức còn "đầu độc" tinh thần khách bằng những câu chuyện phiếm thô tục với phụ xe, những bản nhạc sàn ầm ĩ, những bài hát cải biên tục tĩu với âm lượng không thể to hơn làm mất thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đây thực sự là những hành vi thiếu văn hóa, đi ngược lại khẩu hiệu "Hãy cùng chúng tôi tạo nên một nết văn hóa trên xe buýt" dán ngay cửa xuống.
...đến hành khách đi xe
Bởi khách đi xe buýt thuộc nhiều tầng lớp, độ tuổi, trình độ nên không thể tránh khỏi những trường hợp có hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Bạn Dương cho biết: "Một số người chỉ nghĩ đến bản thân mình bằng cách ( không chút văn hóa) họ có thể đứng rộng rãi phía trên không chịu xích lên, mặc cho các tiếp viên xe buýt không ngừng nhắc nhở bởi vì ai cũng sợ trễ học, cũng muốn chen lên, thế là tất cả phải đứng dôn một cục ngay cửa lên xuống xe buýt gây khó khăn cho việc lên xuống xe và rất nguy hiểm mỗi khi xe thắng gấp là cứ y như rằng mọi người lại té, giẫm đạp nhau".
Ai cũng biết nhường ghế là hành vi thể hiểu văn hóa nhưng thật đáng buồn khi hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ lên xe buýt thản nhiên nảnh mặt làm ngơ hay giả vờ ngủ để khỏi phải nhường ghế cho các bà, các chị mang thai và các em nhỏ. Họ đã tự đánh mất nhân cách, phẩm hạnh trong mắt mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, một vấn nạn xe buýt hiện nay là tình trạng lậu vé, trốn vé diễn ra phổ biến. Nhiều bạn không ngần ngại dán ảnh giả, mượn vé bạn, khai man năm sinh nhằm được ưu tiên khi mua vé. Và có lẽ cũng bởi xe buýt là nơi công cộng nên rất nhiều bạn lên xe nói chuyện oang oang (kể cả trên điện thoại) làm mọi người khó chịu vô cùng. Mặc dù bảng quy định không được ăn uống trên xe nhưng một số người vẫn cố tình mang trái cây, bánh mì lên xe ăn và khi xuống xe để lại những vụn vãi, túi trông hết sức dơ bẩn.
Cần xây dựng nếp văn hóa xe buýt
Văn hóa là nét đẹp cần thiết ở bất cứ đâu, nhất là những nơi công cộng. Ai cũng biết điều ấy nhưng để biến nó thành hiện thực thì không phải là chuyện đơn giản. Để nâng cao chất lượng xe buýt, cả nhân viên nhà xe lẫn khách đi xe đều phải nâng cao cách ứng xử, giao tiếp. Về phía nhà xe, thiết nghĩ cần phải có một chế tài hợp lí, nghiêm minh để xử phạt những người vi phạm, đường dây nóng của tổng công ty phải hoạt động trong suốt thời gian có xe buýt hoạt động để hành khách phản ánh kịp thời. Tăng giá vé xe buýt để nâng cao chất lượng phục vụ là một ý kiến không tồi, nhưng đi đôi với đó cần phải là sự đầu tư thực chất.
Về phía hành khách, khi lên xe, nên tuyệt đối giữ trật tự, lên/xuống xe phải đúng cửa, tuyệt đối không sử dụng vé giả, chủ động nhường ghế cho người già và trẻ em, không ăn uống, nhai kẹo cao su... Hành động nhỏ của mỗi người, từng ngày, từng ngày sẽ hình thành bộ mặt xe buýt văn minh, lịch sự.
Đặng Thị Hương
Lớp Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận