Bảo tàng Việt Nam nỗ lực trở thành điểm du lịch hấp dẫ

(Sóng Trẻ) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng từ trung ương đến địa phương tại Việt Nam đều có những bước chuyển mình tích cực, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của khách du lịch.

Theo thống kê của Cục Di Sản Việt Nam, nước ta có khoảng 130 bảo tàng, phần lớn là các bảo tàng địa phương, nài ra có khoảng 6 bảo tàng trung ương như: Bảo tàng Lịch sử quân sự, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học… Trước kia hầu hết các bảo tàng này đều lâm vào tình trạng “ế khách” do không gian nhàm chán, hoạt động chưa có nhiều đổi mới. 

Thay đổi cách nhìn nhận về bảo tàng

Trong Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo tàng được định nghĩa “là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân”.

Chính từ cách định nghĩa như vậy, chúng ta chỉ nghĩ rằng bảo tàng là nơi gắn với các hiện vật cũ. Thăm quan bảo tàng bị nhiều người cho là một việc nhàm chán, bởi đa phần hiện vật trong bảo tàng đều thuộc về một thời quá vãng. Đó là chưa kể đến chất lượng dịch vụ tại các bảo tàng rất yếu kém, trang thiết bị và đội ngũ hướng dẫn viên đều thiết hụt. Hoạt động của bảo tàng chủ yếu mang động thái “tĩnh”. 

6c950a8a5_hinh_anh_1.jpg
Bảo tàng Hà Nội được đầu tư tiền tỉ nhưng vẫn vắng bóng khách tham quan.

Bảo tàng tại Việt Nam được đánh giá là có nhiều hiện vật gốc giá trị. Tuy nhiên cách trưng bày của các bảo tàng đều giống nhau, không có tính đột phá, sáng tạo. Có thể dẫn ra trường hợp của Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Trước kia , bảo tàng thường đưa ra nhiều hiện vật gốc trong cùng một bộ sưu tập hoặc một tủ trưng bày, khiến người xem mất phương hướng. Giữa “một rừng” hiện vật như vậy, họ không biết bắt đầu từ đâu và tập trung vào hiện vật nào. Hoặc như Bảo tàng cách mạng Việt Nam, trước đây chỉ sử dụng thủ pháp mỹ thuật trưng bày theo lối cũ. Tuy bảo tàng đầu tư thay đổi trang thiết bị hiện đại song vẫn không mang lại hiệu quả. Các bảo tàng hầu hết đều thụ động trong việc tiếp nhận khách mà ít khi chủ động tổ chức các hoạt động bổ ích, đem hoạt động của bảo tàng gắn với nhu cầu, mong mỏi trực tiếp của người dân.

Những biến chuyển tích cực của bảo tàng Việt Nam

Đi đầu trong vấn đề đổi mới hoạt động phải kể đến bảo tàng Dân tộc học. Hiện nay, BTDTHVN đang áp dụng xu hướng khuyến khích sự tham gia của các chủ thể văn hoá vào các hoạt động của bảo tàng; khuyến khích các chủ thể văn hoá tự trình bày văn hoá và những suy nghĩ của mình (photovoice), nghiên cứu gắn với cộng đồng và nghiên cứu gắn với phát triển (bảo tồn và phát triển các nghề thủ công, nghệ thuật dân gian như rối Tày, múa rối nước...). 

Bảo tàng không còn chỉ là nơi trình bày những hiện vật rồi thụ động chờ khách đến mà còn tổ chức các hoạt động thiết thực, mang đến những trải nghiệm thực tế cho khách tham quan. Chẳng hạn như tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng như: tết trung thu cho trẻ em tại bảo tàng, các buổi trình diễn gắn với các hiện vật và nhu cầu quan tâm của đông đảo quần chúng… Nhìn chung, cái mà BTDTHVN hướng đến chính là kích thích trí tò mò và sự yêu mến, tự mình trải nghiệm với những giá trị văn hóa được lưu giữ tại bảo tàng.

6c950a8a5_hinh_anh_2.jpg
BTDTHVN thường xuyên tổ chức những hoạt động vui chơi kết hợp với thăm quan nhân các dịp lễ, Tết cổ truyền.

Một ví dụ khác là trường hợp của Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam. Đây là bảo tàng trưng bày toàn bộ hiện vật lịch sử từ thời đồ đá cho đến thời hiện đại.Trước đây, công tác trưng bày của bảo tàng còn nhiều lộn xộn nhưng đến nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tìm ra giải pháp mới. Đó là trưng bày hiện vật theo từng chủ đề, chuyên đề sưu tập, xây dựng khu trưng bày nài trời. Cùng với đó là việc đầu tư hệ thống máy chiếu, video, đào tạo hệ thống hướng dẫn viên ngày càng chuyên nghiệp hơn. Với những cố gắng ấy, trong năm 2012, chỉ tính đến tháng 10, bảo tàng này đã thu hút khoảng 63.254 lượt khách tham quan.

Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam cũng là một trong những bảo tàng có nhiều nỗ lực trong việc thay đổi cách trưng bày và đầu tư trang htiết bị hiện đại. Năm 2012, bảo tàng được trang web du lịch lớn nhất thế giới Trip Advisor cuối bình chọn là điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Hà Nội năm 2012.

8c1031c65_small_6585.jpg
Không gian bên nài mới của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. (Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ VIệt Nam)

Nhìn chung, điểm nổi bật nhất của các bảo tàng tại Việt Nam gần đây là hầu hết các bảo tàng đều có xu hướng chuyển từ “tĩnh” sang “động”. Gắn hoạt động của bảo tàng với những nhu cầu thiết thực của người dân, thậm chí theo đuổi mục đích kinh tế một cách chính đáng để duy trì sự tồn tại của bảo tàng.

Nhưng không phải người dân nước nào cũng thích đi bảo tàng, thực trạng bảo tàng vắng khách không chỉ có ở riêng Việt Nam. Bởi, trong xã hội hiện đại, con người có quá nhiều hình thức giải trí để lựa chọn. Đó là chưa kể đến việc bảo tàng ở ta lại mọc lên như nấm, chỉ tính riêng thành phố Hà Nội cũng có đến cả trăm bảo tàng lớn nhỏ. 

Trong thời kỳ bao cấp, bảo tàng không cần tính đến bài toán mưu sinh. Chính điều đó đã dẫn đến tâm lý ỷ lại, làm mất đi tính chủ động, tích cực của bảo tàng. Tuy nhiên, bảo tàng giờ đây không thể đứng nài sự quy luật chung của nền kinh tế thị trường. Bài toán kinh tế trở thành vấn đề sống còn, mà trong đó, lượng khách tham quan chính là yếu tố quyết định. Trong tương lai, những bảo tàng không đổi mới hoạt động, không gắn mình với lợi ích của quần chúng sẽ sớm biến mình thành một bảo tàng không có giá trị, trở thành những bảo tàng “chết”.

Thu Hường – Phương Chi


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN