Căng tin công cộng

(Sóng Trẻ) - Xưa nay trường học vốn là nơi đào tạo, giáo dục con người, là môi trường văn hóa lành mạnh, nơi gắn kết giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường. Thế nhưng giờ đây, một vài ngôi trường đang trở nên xô bồ, bát nháo và mất dần nét văn hóa truyền thống vốn có, chỉ vì những “căng tin công cộng” ngang nhiên được mọc lên.

Việc họp chợ nài vỉa hè, lề đường ở Hà Nội đã là một chuyện bất hợp pháp, nhưng nay phải chứng kiến cảnh bán hàng trong trường quả là một chuyện ngược đời.

Được biết, để phục vụ nhu cầu ăn uống cho học sinh, sinh viên, giáo viên, mỗi nhà trường đều xây dựng một khu vực căng tin riêng. Vậy mà đâu đó vẫn thản nhiên xuất hiện những xe đẩy, gánh hàng rong cho đến những quán nước trong sân trường của các bà, các cô bán hàng. Họ nghiễm nhiên biến trường học thành “căng tin” nơi buôn bán, kinh doanh, kiếm lời mặc những biến cấm bán hàng đặt cạnh bên.

Mỗi sáng khi đi vào khuôn viên trường Đại học quốc gia, Đại học Nại ngữ, ĐH Sư phạm… thì những hình ảnh ấy trở nên quen thuộc. Phía cổng chính là địa phận của dăm ba hàng xôi, trong trường, đối diện với tòa nhà CLUB là những giá xúc xích, những xe đẩy bán ngô, khoai, bỏng ngô, bò bía… gần trưa những quán nước bắt đầu được dựng lên. Phía sau trường là những tiếng rao vặt inh ỏi của thợ người bán báo, thợ sửa khóa, thợ ép plastic... những công việc đó ngày nào cũng tiếp diễn nhưng không một ai lên tiếng.

 anh_3 - Upanh.com

Xúc xích nóng buổi sáng trường ĐH Nại Ngữ 

Một nhân viên bảo vệ trong trường cho biết: “Chúng tôi đã cảnh báo họ rất nhiều lần, nhưng cấm làm sao được, đuổi đằng trước họ bày bán đằng sau. Một lúc nhiều cánh hàng vây bủa vào trong trường chúng tôi không tài nào ngăn lại nổi. Cứ để cho họ bán thế này thôi”.

Theo nguồn Việt báo, các trường THPT Chu Văn An, THPT Lê Qúy Đôn, trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật – quân sự… nằm trong danh mục các trường có hiện tượng bán hàng phổ biến trong trường học.

Điều đáng nói ở đây, việc họp chợ trong trường thành lệ đã kéo theo rất nhiều điều đáng quan tâm. Có rất nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn, dịch tả cũng bắt nguồn từ đây.

 anh_2 - Upanh.com

Bán Xoài ướp trong sân trường ĐHQG Hà Nội

Bạn Lê Huyền Trang (sinh viên năm II, Đại học Quốc gia) cho biết: “Có một vài lần mình ăn xúc xích, bánh bao của các bà bán hàng trong trường bị đau bụng, từ đó mình chừa vụ ăn quà vặt ngay”.

Duy Anh - sinh viên năm nhất của trường Đại học Nại ngữ phản ánh: “Một lần em ăn bánh bao bị hỏng, về nhà đau bụng 2 ngày mới khỏi. Kể từ đó khi nhìn thấy những hàng bán bánh bao là em dị ứng ngay”.

Những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh… là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trong các trường học. Trong khi đó, không một đơn vị, chức năng nào tham gia kiểm định những mặt hàng này.

anh_4 - Upanh.com 

Ngang nhiên bán hàng ngay tại nhà xe của trường( ĐHQG) 

Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, hàng giờ. Bên cạnh đó, việc bán hàng rong còn làm cho văn hóa trường học mai một dần, những lề thói sinh hoạt của một số sinh viên cũng bị đảo lộn. Những thói hư tật xấu của sinh viên cũng bắt nguồn như: lãng phí, ăn quà vặt trong lớp học, vào học chậm, gây mất trật tự, vứt rác bừa bãi ra sân trường…

Sau mỗi buổi tan trường, nhìn lại góc sân trường đầy rẫy những thứ rác rưởi: túi ni lông, vỏ chai, cốc nhựa, giấy ăn…. Đó là “hậu trường” tệ hại nhất của những “căng tin công cộng” này.

Cần phải chấm dứt tình trạng này, nếu không quán triệt một cách nghiêm khắc thì những cảnh báo “trường học thành nơi họp chợ”, “căng tin công cộng” là không thừa.

                                                                                         Nguyễn Huệ, Nguyễn Lịch, Vũ Dung

                                                                                       Lớp Báo in K30A1

                                                               Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN