Cháo lươn xứ Nghệ - nghĩa nặng tình sâu


(Sóng Trẻ) - Hà Nội vào cuối thu, cái lạnh se se của gió nhẹ cộng thêm chút mưa rất riêng của thủ đô, cảm giác thật tuyệt vời. Cứ vào thời điểm này, cả nhóm chúng tôi thường rủ nhau lên 243 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội để thưởng thức cháo lươn xứ Nghệ - một món ăn khá là quen thuộc đối với con người miền Trung.


Nguồn: internet

Tôi đã từng ăn cháo lươn nhiều nơi ở Hà Nội, nhưng quả thật không thể nào quên được mùi vị của nó tại đây - nơi được chính bàn tay tâm huyết của những người con xứ Nghệ làm ra.

Hôm nay thật là may mắn khi được ngồi trò chuyện với cô chủ cửa hàng, được nghe giới thiệu về món cháo lươn, tôi mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Người ta thường nói ẩm thực miền Trung gắn liền với bốn chữ: “chặt to kho mặn”, ấy vậy mà thực sự nó lại là cả “một công trình nghệ thuật”- anh Nam - một khách hàng quen thuộc ở đây chia sẻ. Hóa ra để làm được một bát cháo ngọt lịm với lươn xào cay xé lưỡi luôn cần đến những con người cần cù, tỉ mỉ, cầu kì và hết sức tinh tế trong chế biến.

Ngay ở khâu chọn lươn cũng đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm mới chọn được những con lươn tốt nhất. Lươn nấu cháo phải là lươn đồng, màu vàng, có sọc đen ở lưng và sọc vàng ở bụng, thịt của nó phải săn chắc.



Sau khi chọn được lươn, cần làm sạch nhớt của nó. Có nhiều cách làm sạch nhớt lươn, như xát đều với muối, dùng tro bếp hoặc vỏ trấu để xóc. Khi gặp mặn, lươn xót và giãy chết, tự tiết ra chất nhờn. “Nói chung cách mô cũng có hiệu quả nhưng ở giữa Hà Nội ni mần chi có tro bếp với vỏ trấu, nên quán của nhà tui toàn dùng muối thôi”- cô chủ cửa hàng chia sẻ. Làm sạch nhớt lươn xong thì mổ bụng nó bằng cật tre hoặc thanh nứa mỏng sẽ làm cho thịt lươn nn hơn là dùng lưỡi dao, kéo. Rồi rửa sạch, đem luộc cho vừa chin (không được để chín quá sẽ làm nát thịt lươn, khi cho vào bát cháo sẽ không đẹp mắt). Luộc rồi thì vớt lươn ra và tuốt lấy thịt của nó. Cho gia vị: nước mắm, bột nghệ, hành tăm, bột ngọt, hạt tiêu, ớt cay… vào để ướp cho thịt lươn có mùi thơm.

Trong các gia vị cần thiết cho món ăn này không thể thiếu được nghệ và hành tăm. Nghệ có thể là nghệ tươi được giã nhỏ hoặc nghệ bột được xay ra để dùng nhiều lần. Nghệ làm cho thịt lươn có màu vàng tươi và săn chắc hơn, đậm đà hơn. Đặc biệt nó làm mất đi mùi tanh của thịt. Bên cạnh nghệ còn có một thứ gia vị cũng không kém phần quan trọng, đó là hành tăm. Chỉ cần một nhúm hành tăm, củ to và tròn được rửa sạch, đem giã nhỏ ướp với lươn sẽ làm cho lươn thơm nn hơn nhiều. Hà Nội không có loại hành này, vì thế, để có một bát cháo lươn đúng bản sắc vùng miền, cô chủ cửa hàng đã phải cất công đem từ quê ra mỗi dịp về nhà.



Sau khi ướp gia vị từ 5 đến 7 phút cho lươn ngấm đều thì đem xào. Xào lươn không được để lươn bị khô hoặc nhiều nước quá đều không nn, mà phải cho “sền sệt nước”. Nhìn bát lươn xào óng ánh sắc vàng, điểm thêm màu xanh của lá mùi tàu thì làm sao có thể cưỡng lại sự thèm muốn, thích thú được.

Công đoạn ninh cháo cũng đòi hỏi sự công phu và phải có “kĩ thuật”. Ở nhiều cửa hàng khác thường thấy người ta nấu cháo riêng bằng nước lã. Nhưng cô chủ cửa hàng này bảo không nên làm như vậy, cháo sẽ không còn vị ngọt và bổ dưỡng nữa. Nên dùng chính nước mà trước đó đã luộc lươn. Sau khi tuốt hết thịt lươn, cô thường băm nhuyễn phần xương của nó cho vào nồi ninh lấy nước cốt rồi gạt bỏ hết vụn xương. Vì thế khách đến đây đều khen nước cháo lươn ngọt mà không béo ngậy.

Gạo dùng để nấu cháo là gạo tẻ, hạt dài, to và không vỡ nát. Trong quá trình nấu, để cho lửa cháy riu riu là được, rồi từ từ rắc gạo vào để ninh. Không nên dùng đũa quấy sẽ làm cho cháo bị nát hay vón cục. Cháo ninh không nên đặc hoặc loãng quá. Nếu có nồi đất để ninh thì tuyệt vời vì nó sẽ giữ được nhiệt cho nồi cháo, để cháo dùng được lâu hơn mà vẫn giữ nguyên được mùi vị.

Khi ăn thì múc cháo ra bát, cho thêm lươn xào, gia vị vào, nhất là vài lát ớt tươi sẽ làm cho bát cháo thêm thơm nồng. Cháo lươn phải ăn cay như vậy mới đúng vị của lươn xứ Nghệ. Tôi còn nhớ lần đầu tiên vào đây ăn cháo lươn với mấy đứa bạn người Nghệ An. Vốn ít ăn cay, nhưng chúng tôi vẫn không ngớt gọi người phục vụ đem thêm ớt, thêm tiêu, mặc cho nước mắt cứ giàn giụa và cả người ướt đẫm mồ hôi. Sau khi ăn cháo, chúng tôi còn được thưởng thức đúng nước chè xanh của xứ Nghệ, thật đậm đà. Được ăn cháo lươn trong một không gian “đậm chất Nghệ” thế này, chúng tôi càng thấy được tấm lòng, sự tâm huyết của chính con người nơi đây gửi vào bát cháo lươn. Từ hồi đó đến giờ, cứ dịp nghỉ lễ hay cuối tuần là tôi lại rủ cho bằng được đám bạn đến đây ăn cháo. Có đứa còn đùa với tôi: “Mê cháo lươn là dễ nặng lòng với người Nghệ lắm đấy, hay là về làm dâu xứ Nghệ đi, sẽ được thưởng thức cháo lươn đến chán thì thôi”.

Cháo lươn xứ Nghệ là một món ăn thơm nn, bổ dưỡng, hấp dẫn, mang nét riêng vốn có của mảnh đất miền Trung nghĩa tình. Nó không chỉ đặc biệt với những người con xứ Nghệ xa quê mong được tìm về với quê hương xứ sở, mà còn đặc biệt với những ai đã từng một lần được thưởng thức nó. Có lẽ vì thế mà ở cửa hàng này, tôi thấy có rất nhiều người không phải là dân Nghệ nhưng cũng rất hay ghé vào đây ăn cháo. Một người khách chia sẻ: “Nghe nhắc đến cháo lươn xứ Nghệ nhiều lần rồi nên cũng muốn thưởng thức xem sao, quả đúng là tuyệt vời. Cháo lươn xứ Nghệ đậm đà là biểu hiện cho cốt cách con người nơi đây cũng nghĩa tình đậm sâu”.



Giờ đây cháo lươn xứ Nghệ đã được đem đến nhiều vùng đất mới, là dịp để “khoe”một nét ẩm thực riêng của mảnh đất miền Trung này. Nó cũng trở thành một nghề sinh sống của chính những con người nơi đây ra thành phố lập nghiệp. Nếu bạn chưa từng được thưởng thức cháo lươn xứ Nghệ, hãy đến và thử một lần. Bạn sẽ cảm nhận được nó nn đến thế nào…                                                          

                                                                                                   Nguyễn Thị Phương Mai

                                                                                           Lớp Quản lí kinh tế K29 A1

                                                                                           Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN