Đại học hay học đại?

(Sóng trẻ) – “Vào đâu cũng được, miễn là đỗ” là suy nghĩ của nhiều học sinh đứng trước kỳ thi đại học, trước áp lực từ gia đình, định kiến xã hội; từ đó gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Đại học là con đường ngắn nhất, an toàn nhất để dẫn tới thành công. Cánh cửa đại học là ước mơ của nhiều học sinh, là niềm tự hào của bậc làm cha làm mẹ. Vì vậy, suy nghĩ “phải vào được đại học” đã đè nặng lên đôi vai của học sinh; từ đó dẫn tới tình trạng “học đại” ở một số bộ phận sinh viên.

Bạn Nguyễn Quỳnh Nga (sinh năm 2003, Hà Nội) vô cùng lo lắng trước kỳ thi đại học sắp tới. Khi đăng ký nguyện vọng, em hoang mang không biết phải lựa chọn ngành gì, trường gì. Bản thân em không muốn học đại học, nhưng áp lực từ phía cha mẹ, nhà trường, bạn bè; phần đông cho rằng không học đại học là một thất bại.

a11_cgdu.jpg
“Em có ước mơ trở thành một mẫu ảnh. Nhưng cha mẹ nói nó không có tương lai. Lựa chọn tốt nhất cho em là đi học đại học. Vì vậy, em đã đăng ký “bừa” nguyện vọng. Vào đâu cũng được, miễn là đỗ” - Bạn Nga giãi bày. (Ảnh minh họa)

Học đại, tương lai sẽ thế nào?

Do lựa chọn “đại” để bước chân vào ngưỡng cửa đại học, nhiều sinh viên nhận ra ngành học hiện tại không phù hợp với bản thân. Từ đó, sinh ra tâm lý chán nản, bất lực.

Là một người yêu thích lĩnh vực kinh tế nhưng lại học ngành ngôn ngữ, chị Trịnh Quỳnh Nhi (sinh năm 2002, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ học ngôn ngữ, nhưng đây là lựa chọn cuối cùng để tôi có cơ hội được học đại học. Vì thiếu đam mê, tôi chỉ học cho qua ngày. Điểm số chỉ đủ qua môn, tôi thua kém các bạn cùng lớp về mọi mặt. Nhiều lúc, tôi chỉ muốn bỏ học”.

“Nhưng đâm lao thì phải theo lao, tôi vật lộn với hiện tại, vô định với tương lai của mình. Tôi không biết phải làm gì ngoài sự cố gắng, cho dù nó thực sự là nỗi ám ảnh” – chị tâm sự.

Lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức

Thực tế, nhiều bạn học sinh chọn trường chứ không chọn ngành. Điều này đã dẫn đến những hậu quả khó lường. Không chỉ lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức mà việc “học đại” còn làm mất đi những tài năng vốn có.

Với suy nghĩ cứ vào được trường trước, sau này học song ngành, chị Nguyễn Thị Kiều Oanh (sinh năm 2002, Nghệ An) đã nhận ra học đúng chuyên ngành sẽ thuận lợi và có nhiều cơ hội hơn. Vì vậy, chị quyết định bỏ ngành học hiện tại, quyết tâm thi lại để có thể học đúng với đam mê của mình.

Học đại học hay không luôn là chủ đề nóng bỏng trước kỳ tuyển sinh. Để lựa chọn đúng ngành, đúng trường, đúng tương lai; cha mẹ và con cái nên dựa trên niềm yêu thích, tài năng và điều kiện cá nhân để lựa chọn. Đại học nên là bước đệm cho nghề nghiệp tương lai, chứ không nên là vạch đích cuối cùng của cuộc đời.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN