“Đảng luôn mở rộng cửa đối với Đảng viên trẻ”

(Sóng Trẻ) - “Là trường Đại học duy nhất trong hệ thống các trường Đảng, hiện nay Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những trường Đại học có tỉ lệ đứng đầu về kết nạp Đảng trong sinh viên” – đó là những chia sẻ của đồng chí Phạm Xuân Mĩ – Phó Bí thư Ban chấp hành Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền.


23253b20a_pv_thaymy.jpg


Đ/c Phạm Xuân Mĩ

Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, hiện tại, số sinh viên, học viên được kết nạp Đảng chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền?

Đ/c Phạm Xuân Mĩ: Học viện Báo chí và Tuyên truyền được đánh giá là một trong số những cơ sở đào tạo có số Đảng viên là sinh viên cao trong số các trường ĐH. Trung bình mỗi năm số sinh viên và học viên cao học được kết nạp chiếm 2,5% số sinh viên, học viên cao học toàn trường. Tức là khoảng 100 trong tổng số 4000 học viên, sinh viên mỗi năm.

PV: Xin đồng chí cho biết những tiêu chuẩn để sinh viên phấn đấu trở thành quần chúng ưu tú được tham gia lớp cảm tình Đảng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền?

Đ/c Phạm Xuân Mĩ: Những sinh viên muốn được tham gia lớp cảm tình Đảng phải đạt được những tiêu chuẩn cơ bản sau đây: Phải có ít nhất 3 kì liên tục đạt danh hiệu học sinh tiên tiến trở lên. Có điểm thưởng rèn luyện mỗi kì, được cộng ít nhất 0,1 điểm thưởng. Phải được trên 70% số Đoàn viên trong Chi đoàn bỏ phiếu, 2/3 số sinh viên trong lớp ủng hộ. Phải được Chi bộ xét duyệt, Đảng bộ bộ phận xét duyệt, Ban chấp hành thông qua và làm quyết định cử đi học lớp cảm tình Đảng.

PV: Vậy, thưa đồng chí, trung bình mỗi năm Đảng Ủy Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức được bao nhiêu đợt "Bồi dưỡng nhận thức về Đảng" cho các quần chúng ưu tú?

Đ/c Phạm Xuân Mĩ: Trung bình mỗi năm Đảng ủy Học viện tổ chức được hai lớp “Bồi dưỡng nhận thức về Đảng” cho cả học viên, sinh viên lẫn cán bộ trẻ. Một lớp tổ chức vào tháng 3, một lớp tổ chức vào tháng 11. Trong một năm Đảng ủy cũng tổ chức một lớp Bồi dưỡng Đảng viên mới.

PV: Qua khảo sát, hiện nay phổ biến có 3 mô hình sinh hoạt của Chi bộ sinh viên (CBSV): CBSV ghép, CBSV có sự tham gia sinh hoạt của Đảng viên là cán bộ, giáo viên và CBSV độc lập. Vậy đồng chí có thể cho biết ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, mô hình nào đang được triển khai phổ biến nhất?

Đ/c Phạm Xuân Mĩ: Vấn đề này thuộc về tổ chức cơ sở Đảng. Hiện nay chúng tôi đã tổ chức được hai Chi bộ sinh viên. Nhưng do đặc thù của năm 2009, nhà trường mở thêm được 7 ngành đào tạo sau Đại học nên số cán bộ sinh viên quá đông mà năng lực lãnh đạo của Bí thư sinh viên còn có những hạn chế vì vậy vào đầu tháng 1/2010 Đảng ủy đã quyết định sẽ đưa các Chi bộ sinh viên về các khoa. Tới đây, Chi bộ sinh viên khoa nào sẽ được đưa về khoa đó, trở thành tổ Đảng của khoa để được khoa quản lý tốt hơn. Tiến tới Đại hội Đảng các cấp, chúng tôi sẽ cố gắng thành lập Đảng bộ bộ phận khoa. Nếu đủ điều kiện có trên 30 Đảng viên chính thức các khoa sẽ được thành lập Đảng bộ bộ phận, trong đó sẽ có Chi bộ giáo viên, Chi bộ sinh viên, Chi bộ học viên cao học.

PV: Chất lượng sinh hoạt của các Chi bộ sinh viên hiện nay được đánh giá như thế nào?

Đ/c Phạm Xuân Mĩ: Chất lượng sinh hoạt của Chi bộ sinh viên hiện nay có nhiều mặt tốt như sinh hoạt đều đặn, thúc đẩy Đảng viên tham gia học tập rèn luyện tích cực, phát triển Đảng tương đối tốt. Tuy nhiên do bí thư sinh viên lại chính là sinh viên kiêm chức nên năng lực lãnh đạo còn hạn chế, việc triển khai nghị quyết còn chậm. Việc phát huy vai trò gương mẫu của Đảng viên sinh viên còn hạn chế. Chính vì vậy trong thời gian tiếp, đội ngũ Đảng viên sinh viên cần tiếp tục rèn luyện, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trong Đảng viên trẻ.

PV: Có một số sinh viên có quan niệm chỉ cần tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, xin được một công việc tốt chứ việc kết nạp Đảng hay không không quan trọng. Đồng chí có nhận xét gì về quan điểm này?

Đ/c Phạm Xuân Mĩ: Đúng là hiện nay có tồn tại một bộ phận chỉ coi trọng việc ra trường với tấm bằng loại giỏi, xin được công việc tốt, tăng thu nhập. Cũng có một số khác thì việc vào Đảng trong sinh viên với họ là quá khó nên có tâm lí ngại phấn đấu. Nhưng nhìn chung số đông vẫn mong muốn phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Và sinh viên được kết nạp Đảng sớm cũng có rất nhiều thuận lợi.

PV: Vậy những thuận lợi đối với sinh viên khi được kết nạp Đảng sớm là gì thưa đồng chí?

Đ/c Phạm Xuân Mĩ: Sinh viên sau khi theo học lớp cảm tình Đảng mà tiếp tục giữ vững được 2 kì tiên tiến, điểm trung bình chung học tập, không có môn nào dưới 6,5; có điểm thưởng; không vi phạm nội quy, quy định sẽ tiếp tục được thẩm tra, xác minh lí lịch và được xét kết nạp Đảng. Như vậy sinh viên nào được kết nạp vào học kì thứ 6 là thuộc diện sinh viên được kết nạp sớm. Sinh viên có điều kiện phấn đấu, cống hiến trong Nhà trường. Sinh viên đó sẽ được dự bị 12 tháng và đến năm thứ 4, học kì 8 sẽ được đánh giá xem có thể trở thành Đảng viên chính thức hay chưa. Khi ra trường sinh viên đã có thể trở thành Đảng viên chính thức, được cấp thẻ Đảng viên. Và đối với sinh viên có học lực khá trở lên, lại là Đảng viên trẻ thì rất thuận lợi trong khi ra công tác, các cơ quan nào cũng rất cần những người có đủ năng lực và phẩm chất lý luận chính trị, rất nhiều cơ quan, tổ chức rất ưu tiên nhận sinh viên được kết nạp Đảng sớm.

PV: Không ít người có cái nhìn khắt khe hơn với Đảng viên trẻ, nghi ngờ vì trẻ thế mà đã là Đảng viên, theo họ “xưa phấn đấu mãi, chứ bây giờ thì hình như dễ hơn chăng?”. Đồng chí nghĩ sao về vấn đề này?

Đ/c Phạm Xuân Mĩ: Quan điểm như vậy là thiếu tính khách quan. Đảng luôn mở rộng cửa đối với Đảng viên trẻ. Chỉ đơn cử như việc phấn đấu 5 kì liên tiếp lại có điểm thưởng đâu phải là một điều dễ thực hiện. Xưa có những thử thách khác, nay có những thử thách khác đối với những người phấn đấu để được đứng vào đội ngũ của Đảng. Hơn nữa, khi được học lớp “Bồi dưỡng nhận thức về Đảng”, sinh viên tiếp tục được thử thách một năm mới được xem xét kết nạp, mọi công tác đánh giá đều được thực hiện nghiêm minh.

PV: Vậy thưa đồng chí, làm thế nào để thúc đẩy sinh viên rèn luyện, phấn đấu gia nhập Đảng?

Đ/c Phạm Xuân Mĩ: Để thúc đẩy sinh viên rèn luyện, phấn đấu gia nhập hàng ngũ của Đảng, Nhà trường cần tăng cường giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên; các thầy cô giáo phải động viên sinh viên tôi luyện để trở thành quần chúng ưu tú. Và điều quan trọng nhất là bản thân sinh viên phải xác định được động cơ vào Đảng một cách chính đáng. Xác định động cơ vào Đảng tốt sẽ thúc đẩy việc rèn luyện, học tập tốt. Không điều gì có thể quan trọng hơn là ý thức của mỗi cá nhân sinh viên.

PV: Xin cảm ơn đồng chí và chúc đồng chí hoàn thành tốt công việc của mình!

Phương Nhung – Bích Phương
Báo in K27 A1


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN