Đừng “bình thường hóa” giá trị tinh thầ
(Sóng Trẻ) - Đừng “bình thường hóa” giá trị tinh thần Các giá trị văn hóa – lịch sử gắn liền với tâm linh từ trước đến nay luôn có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên, một bộ phận người dân, đặc biệt là trong giới trẻ đang hàng ngày có những hành động đáng lên án: Xâm hại di tích.
Từ những điều “mê tín” bình thường…
Việc sờ đầu rùa trong Văn Miếu Quốc Tử Giám từ lâu đã bị cấm. Biển cấm đã được đặt ở đó, chăng dây xung quanh để tránh có người vào trong nhưng rùa đá và bia tiến sĩ vẫn ngày càng… mòn dần. Mỗi năm, hàng trăm nghìn người đổ về Văn Miếu, trong đó có số lượng không nhỏ là các học sinh, sinh viên đến với mong muốn cầu nguyện để việc thi cử, học hành được như ý muốn. Và không biết từ bao giờ, đã có một quan niệm trong giới học trò là sờ đầu rùa, chạm bia đã thì thi cử sẽ thành công đỗ đạt. Cứ như thế, mỗi năm, lại có hàng trăm nghìn đôi tay chạm vào đầu rùa, chạm vào bia đá để dần dần một di sản tư liệu thế giới bị mai một.
Các bạn trẻ vô tư sờ đầu rùa.
Khó có thể biện minh rằng không biết việc cấm sờ đầu rùa vì đã có biển ở ngay bên nài. Và mỗi học sinh, sinh viên cũng đủ kiến thức để biết rằng việc sờ đầu rùa không thể mang lại kết quả như ý trong thi cử, nó còn là hành động mang tính chất phá hoại đến một di sản dân tộc. Vậy mà, hành động đó vẫn ngày càng tiếp diễn.
Một bộ phận giới trẻ hiện nay đang có tư tưởng “bình thường hóa” các giá trị văn hóa – tinh thần của dân tộc. Các bạn trẻ đó không nhận thức được ảnh hưởng trong những hành động của mình. Những di sản, những giá trị, cho dù là mang ý nghĩa của cả nhân loại cũng bị các bạn trẻ đó xâm hại vô tội vạ chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của bản thân.
…cho đến những hành động đáng lên án
Ngày 13/3/2011, khi cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước, đã có người ném đá cụ Rùa… hai lần. Không rõ hành động này là vô ý hay cố tình, tuy nhiên nó cũng gây sự phẫn nộ lớn với mọi người xung quanh. Cũng phải nói thêm rằng, sự việc xảy ra khi có rất đông người đang tụ tập quanh Hồ Gươm dõi theo cụ Rùa. Điều đó cho thấy, ý thức của một bộ phận người dân đang ở mức báo động. Rùa Hồ Gươm là biểu một biểu tượng của Hà Nội, là sinh vật rất quý hiếm cần được bảo vệ và cũng là một linh vật tâm linh của người Việt Nam, vậy mà cũng bị xâm hại không thương tiếc.
Đôi trai gái và hành động đáng lên án.
Ngày 2/4/2011, du khách cũng rất ngạc nhiên với việc đôi thanh niên nam nữ ngang nhiên xâm phạm khu di tích Văn Miếu. Không chỉ sờ đầu rùa, đôi thanh niên này còn trèo vào trong để giẫm lên lưng rùa đá. Việc trèo vào trong đã là vi phạm quy định của Văn Miếu, vậy mà đôi thanh niên còn có những hành động rất vô văn hóa như vậy.
Những hành động trên không thể nói là vô tình, càng không thể nói là “bình thường”. Một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là giới trẻ đang có sự sai lệch trong suy nghĩ về các yếu tố tâm linh. Những hành động xâm phạm đến các giá trị tinh thần cho dù với lý do gì cũng đều đáng lên án. Cụ rùa Hồ Gươm, rùa đá, bia tiến sĩ Văn Miếu… đều là những biểu tượng, những di sản của đất nước, cần phải được bảo vệ. Đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng các nhà chức trách mà là của toàn xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
Từ những điều “mê tín” bình thường…
Việc sờ đầu rùa trong Văn Miếu Quốc Tử Giám từ lâu đã bị cấm. Biển cấm đã được đặt ở đó, chăng dây xung quanh để tránh có người vào trong nhưng rùa đá và bia tiến sĩ vẫn ngày càng… mòn dần. Mỗi năm, hàng trăm nghìn người đổ về Văn Miếu, trong đó có số lượng không nhỏ là các học sinh, sinh viên đến với mong muốn cầu nguyện để việc thi cử, học hành được như ý muốn. Và không biết từ bao giờ, đã có một quan niệm trong giới học trò là sờ đầu rùa, chạm bia đã thì thi cử sẽ thành công đỗ đạt. Cứ như thế, mỗi năm, lại có hàng trăm nghìn đôi tay chạm vào đầu rùa, chạm vào bia đá để dần dần một di sản tư liệu thế giới bị mai một.
Các bạn trẻ vô tư sờ đầu rùa.
Khó có thể biện minh rằng không biết việc cấm sờ đầu rùa vì đã có biển ở ngay bên nài. Và mỗi học sinh, sinh viên cũng đủ kiến thức để biết rằng việc sờ đầu rùa không thể mang lại kết quả như ý trong thi cử, nó còn là hành động mang tính chất phá hoại đến một di sản dân tộc. Vậy mà, hành động đó vẫn ngày càng tiếp diễn.
Một bộ phận giới trẻ hiện nay đang có tư tưởng “bình thường hóa” các giá trị văn hóa – tinh thần của dân tộc. Các bạn trẻ đó không nhận thức được ảnh hưởng trong những hành động của mình. Những di sản, những giá trị, cho dù là mang ý nghĩa của cả nhân loại cũng bị các bạn trẻ đó xâm hại vô tội vạ chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của bản thân.
…cho đến những hành động đáng lên án
Ngày 13/3/2011, khi cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước, đã có người ném đá cụ Rùa… hai lần. Không rõ hành động này là vô ý hay cố tình, tuy nhiên nó cũng gây sự phẫn nộ lớn với mọi người xung quanh. Cũng phải nói thêm rằng, sự việc xảy ra khi có rất đông người đang tụ tập quanh Hồ Gươm dõi theo cụ Rùa. Điều đó cho thấy, ý thức của một bộ phận người dân đang ở mức báo động. Rùa Hồ Gươm là biểu một biểu tượng của Hà Nội, là sinh vật rất quý hiếm cần được bảo vệ và cũng là một linh vật tâm linh của người Việt Nam, vậy mà cũng bị xâm hại không thương tiếc.
Đôi trai gái và hành động đáng lên án.
Ngày 2/4/2011, du khách cũng rất ngạc nhiên với việc đôi thanh niên nam nữ ngang nhiên xâm phạm khu di tích Văn Miếu. Không chỉ sờ đầu rùa, đôi thanh niên này còn trèo vào trong để giẫm lên lưng rùa đá. Việc trèo vào trong đã là vi phạm quy định của Văn Miếu, vậy mà đôi thanh niên còn có những hành động rất vô văn hóa như vậy.
Những hành động trên không thể nói là vô tình, càng không thể nói là “bình thường”. Một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là giới trẻ đang có sự sai lệch trong suy nghĩ về các yếu tố tâm linh. Những hành động xâm phạm đến các giá trị tinh thần cho dù với lý do gì cũng đều đáng lên án. Cụ rùa Hồ Gươm, rùa đá, bia tiến sĩ Văn Miếu… đều là những biểu tượng, những di sản của đất nước, cần phải được bảo vệ. Đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng các nhà chức trách mà là của toàn xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
Bùi Văn Đông
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận