Gần 100.000 tấn vải thiều đã bán, giá xuất sang Nhật Bản 58.000 đồng/kg

(Sóng trẻ) - Giá vải Bắc Giang bình quân là 12.000-32.000 đồng/kg. Trong đó, cá biệt giá thấp nhất 8.000 đồng/kg đối với vải chất lượng thấp; 58.000 đồng/kg đối với vải xuất khẩu đi Nhật Bản.

Ngày 8/6, Bộ Công Thương phát đi thông báo cập nhật về tình hình tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Theo đó, đến hết ngày 7/6, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 55.038 tấn vải, giá bình quân 12.000-32.000 đồng/kg. Trong đó, cá biệt giá thấp nhất 8.000 đồng/kg đối với vải chất lượng thấp; 58.000 đồng/kg đối với vải xuất khẩu đi Nhật.

vai-ok-1623156724571.jpeg
Quy trình chế biến vải thiều xuất khẩu đối với thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU... được các cơ sở đảm bảo một cách nghiêm túc từ thu mua, đóng gói cho tới vận chuyển.

Về tình hình tiêu thụ vải Bắc Giang, báo cáo cho biết: Trong nước tiêu thụ 36.017 tấn, qua các kênh phân phối chủ yếu như chợ đầu mối tiêu thụ 19.529 tấn; siêu thị, trung tâm thương mại tiêu thụ 4.243 tấn; thương mại điện tử tiêu thụ 710 tấn; chế biến tiêu thụ 170 tấn; hệ thống thương nhân khác tiêu thụ 11.535 tấn.

Xuất khẩu đạt 19.021 tấn, trong đó thị trường Trung Quốc đạt 18.971 tấn, Nhật Bản đạt 45 tấn, Hoa Kỳ đạt 5 tấn.

Đối với tỉnh Hải Dương, đến ngày 8/6, vải thiều của Hải Dương đã thu hoạch và tiêu thụ từ 38.000-40.000 tấn vải thiều.

Riêng Thanh Hà đã thu hoạch khoảng 30.000 tấn. Giá vải vẫn duy trì ở mức cao, dao động từ 18.000-30.000 đồng/kg (giá tại vườn); tùy theo chủng loại và phương thức đóng gói. Vải thiều của Thanh Hà luôn có giá cao hơn từ 10-15.000 đồng/kg so với các nơi khác.

Theo báo cáo, sản lượng tiêu thụ nội địa vải Hải Dương chiếm khoảng 50% tổng sản lượng (đã tiêu thụ - PV), tương đương 20.000-21.000 tấn. Thị trường tiêu thụ trong nước chủ yếu vẫn là khu vực phía Nam, TPHCM, Hà Nội và một số địa phương lân cận.

Vải thiều của Hải Dương bán trong nước chủ yếu do các thương lái thu mua tập trung vào các chợ đầu mối (khoảng trên 15.000 tấn), sau đó phân phát tới các điểm bán lẻ trên toàn quốc và được bán tại hệ thống của các siêu thị trên toàn quốc (khoảng trên 4.000 tấn).

Bộ Công Thương cho biết, vải thiều Hải Dương được xuất khẩu tới trên 10 quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Úc, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia…

Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng 60-70% sản lượng xuất khẩu. Tính đến ngày 8/6, đã xuất khẩu được khoảng 19.000 tấn sang các thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia, riêng Trung Quốc chiếm khoảng 15.000 tấn. Thị trường Pháp, Hà Lan, Úc đã xuất khẩu được khoảng 600 tấn.

4308_vyi_lyc_ngyn.jpg
Báo cáo cũng cho thấy, vải đã xuất khẩu đi Nhật Bản trên 180 tấn. Các doanh nghiệp đang thu mua và xuất khẩu 1.000 tấn vải thiều tươi đi Nhật Bản và khoảng 4.000 tấn vải đi Mỹ, EU…

Chiều 7/6, một tấn vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã được xuất sang EU theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và dự kiến lên kệ siêu thị trong 4-5 ngày tới. Lô vải đầu tiên này đi đường hàng không và "cập bến" Cộng hòa Séc - nơi có dân số đông và cộng đồng người Việt Nam lớn nhất, nhì EU.

Nguồn: Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN