Học chính trị đầu năm: Bài toán chất lượng

(Sóng Trẻ) - Học chính trị đầu năm à?”- “chán lắm!”; “mệt lắm!”; “buồn ngủ lắm”; “chẳng để làm gì cả!”… Tư tưởng trên đã và đang dần định hình, ăn sâu vào trong suy nghĩ của các sinh viên và tân sinh viên ở hầu hết các trường đại học hiện nay.

Không đi học không biết, đi học cũng… chẳng khác gì!

Một thực trạng đáng buồn ở hầu hết các trường đại học hiện nay đó là tâm lý sinh viên không thích học môn này vì nó khô khan, sinh viên phải ngồi một chỗ để nghe thầy cô giảng bài. Kết quả là thầy cứ giảng còn trò thoải mái nói chuyện, số lượng sinh viên đi học thì ngày một “thưa dần đều”.

Tùy vào từng trường sẽ quy định số buổi học môn này nhưng đa số là học trong 1 tuần. Mặc dù thời gian học không dài như các môn học khác nhưng hầu hết sinh viên của các trường đại học đều đi học trong trạng thái miễn cưỡng, chán nản, không mấy quan tâm vì tâm lý môn này không quan trọng. Do đó, hiện tượng sinh viên bỏ học, bỏ tiết hoặc có ngồi học nhưng cũng không hiểu gì xảy ra rất phổ biến.

0244bd7d5_169201122274113.jpg
Sinh viên tham gia học chính trị đầu năm ( nguồn: Internet)

Rất nhiều bạn sinh viên khi được đặt câu hỏi về nội dung của môn học này thì bạn nào cũng ngơ ngác, gãi đầu, lúng túng rồi trả lời dứt khoát là không nhớ, không để ý, không quan tâm lắm. Có lẽ bởi vì các bạn không đi học hay có đi học thì ngồi luyến thắng nói chuyện, liếc gái xinh, trai đẹp…

Bạn Nguyễn Văn Nam ( sinh viên năm 3, ĐH Công Nghiệp Hà Nội) cho biết: “Mình không nhớ là trường mình học chính trị đầu năm nói về cái gì. Bởi vì mình đi học có 1 buổi đầu. Mà buổi đó chủ yếu mình ngồi nói chuyện và… ngắm các bạn nữ”.

Không giống trường hợp của Nam, bạn Hà Phương (sinh viên năm 3, ĐH Luật Hà Nội) đi học rất đều cho hay: “Mình đi học đầy đủ, nhưng sau 1 tuần học, mình không thu lại được kiến thức gì cả. Thậm chí có nghe nhưng mình cũng không hiểu,  thầy cô đọc nhanh, tiếng nói chuyện ồn ào nên cũng chả ghi chép được mấy nội dung”.

Bạn Đào Thị Hoa ( sinh viên năm 2, ĐH Giao thông vận tải) chia sẻ: “Mình không bỏ buổi nào trong tuần học chính trị cả. Nhưng mình đi học gần dạng chống đối, vì đến đó chỉ biết ngồi nhắn tin, nói chuyện với bạn bè. Mình chỉ nhớ mang máng là thầy cô có giới thiệu về lịch sử của trường, sau đó là nội dung gì nữa thì mình không nhớ”.

…Và kết quả của sự “thiếu hiểu biết”

Một điều hiển nhiên, đối với những sinh viên không tham gia các buổi học chính trị đầu năm thì sẽ không nắm được những thông tin, kiến thức cơ bản mà bất cứ sinh viên nào khi vào trường nên biết, nên tìm hiểu. Đôi khi, những thông tin tưởng rằng không quan trọng sẽ có lúc trở nên thực sự cần thiết.

Bạn Đông (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và  Tuyên Truyền) chia sẻ: “Đợt học chính trị đầu năm, mình đi học đầy đủ nhưng không nắm rõ quy chế của trường trong việc tính điểm xếp loại học bổng là phải có điểm cộng. Mình bị mất học bổng ngay kỳ đầu tiên. Lúc đó mình thấy thất vọng và tiếc lắm”.

Cũng giống như trường hợp của Đông, bạn Mến (sinh viên năm 4, ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên) cho hay: “Mình đã rất ngượng khi đi xin thực tập tại một công ty của nước nài. Họ hỏi trường mình thành lập từ năm nào? Đào tạo bao nhiêu ngành học? Mình không biết trả lời thế nào vì mình có đầu khóa đi học buổi chính trị nào đâu”.

Không biết rồi sẽ còn bao nhiêu trường hợp các bạn sinh viên đánh mất quyền lợi của mình chỉ vì “thiếu hiểu biết” như vậy?

Một tuần học để rồi sau đó lại quay về con số không! Điều đáng bàn ở đây là trách nhiệm thuộc về ai? Cần phải làm gì để đợt học chính trị đầu năm có chất lượng thực sự?  Liệu rằng học chính trị đầu năm còn cần thiết?

Học chính trị đầu năm từ lâu được coi như bước đệm để chào mừng các tân sinh viên khi bước vào giảng đường đại học. Các buổi học chính trị đầu năm giúp cho các tân sinh viên làm quên với môi trường đại học – nơi mà sinh viên phải tập dần thích nghi với cách làm việc tập thể, biết lắng nghe, tập cách sống tự lập. Tại các buổi học chính trị các bạn sinh viên sẽ được lắng nghe các thầy cô chia sẻ các thông tin về trường của mình, về các quy định, quy chế trong học tập và thi cử, những quyền lợi và trách nhiệm gắn liền với người sinh viên…

Thanh Bình - Văn Đông - Thúy Mùi - Thanh Thanh - Vũ Thúy
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN