Hội thảo khoa học: "Đổi mới phương pháp giảng dạy ngành Quan hệ quốc tế"

(Sóng trẻ) - Chiều 27/5/2015, Khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Đổi mới phương pháp giảng dạy ngành Quan hệ quốc tế".

Hội thảo do PGS,TS Phạm Minh Sơn, Trưởng Khoa Quan hệ quốc tế và ThS Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Khoa Quan hệ quốc tế đồng chủ trì.

Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa, giảng viên đến từ các đơn vị trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Thông tin đối nại - Ban Tuyên giáo Trung ương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Luật Hà Nội; đại diện sinh viên, cựu sinh viên của Khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

7b4d346a7_khoaqt1.jpg

Quang cảnh Hội thảo khoa học: "Đổi mới phương pháp giảng dạy ngành Quan hệ quốc tế"

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Trưởng Khoa Quan hệ quốc tế đã giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của Khoa Quan hệ quốc tế, những chuyên ngành đào tạo của Khoa, những khó khăn hiện nay.

Khoa Quan hệ quốc tế hiện đào tạo ở bậc cử nhân 02 chuyên ngành: Thông tin đối nại Quan hệ chính trị - truyền thông quốc tế thuộc mã ngành Quan hệ quốc tế. Định hướng phát triển của Khoa là tiếp tục đào tạo ở trình độ Thạc sĩ trong những năm tới.

Sinh viên tốt nghiệp Khoa Quan hệ quốc tế có thể đảm đương các công việc đối nại, thông tin đối nại và hợp tác quốc tế phù hợp tại các Bộ, Ban, ngành trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và các doanh nghiệp; các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo; hoặc thực hiện các chức trách đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản, hệ thống kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ quan hệ quốc tế, đối nại, thông tin đối nại, báo chí, truyền thông quốc tế; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học.

Thay mặt chủ trì Hội thảo, PGS,TS Phạm Minh Sơn mong các nhà khoa học, các giảng viên sẽ có những ý kiến góp ý một cách cởi mở, thẳng thắn về những vấn đề bất cập còn tồn tại trong quá trình giảng dạy tại Khoa; cùng chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy các môn học để hoàn thiện nội dung chương trình; đóng góp ý kiến về khung chương trình, nội dung chương trình, tổ chức thực tập cho sinh viên… Từ đó, Khoa Quan hệ quốc tế có những điều chỉnh và định hướng đúng để đưa chất lượng đào tạo của Khoa ngày càng nâng cao, đáp ứng đúng với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay. 

7b4d346a7_khoaqt2.jpg

PGS,TS Phạm Minh Sơn, Trưởng Khoa Quan hệ quốc tế phát biểu khai mạc Hội thảo

Hội thảo đã nhận được 12 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi, góp ý trực tiếp tại Hội thảo. Các nhà khoa học, các giảng viên đều nhất trí cho rằng việc đi sâu về kiến thức đối nại công chúng, đối nại nhân dân và báo chí truyền thông quốc tế là rất cần thiết trong đào tạo ngành Quan hệ quốc tế tại Học viện, bởi đó là điểm nhấn thể hiện đặc trưng của ngành Quan hệ quốc tế được đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền so với ngành Quan hệ quốc tế đào tạo ở các cơ sở đào tạo khác.

Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quan hệ quốc tế của Khoa, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, nhiều ý kiến đồng quan điểm cho rằng, nâng cao chất lượng giảng viên đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh sự say mê, nhiệt huyết, với công việc, các giảng viên (đặc biệt giảng viên trẻ) cần nắm vững chuyên môn và phương pháp giảng dạy; thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ nại ngữ; coi người học là trung tâm, giảng viên là người định hướng, hướng dẫn.

7b4d346a7_khoaqt3.jpg

7b4d346a7_khoaqt4.jpg

Các đại biểu tham luận tại H

Hội thảo Giáo trình cũng là một trong những yếu tố được các đại biểu đánh giá là quan trọng trong quá trình giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa nói riêng và các cơ sở giáo dục nói chung. Khoa cần thường xuyên xây dựng, cập nhật giáo trình phù hợp, đáp ứng đúng với yêu cầu đào tạo ngành Quốc tế hiện nay; đồng thời tận dụng những giáo trình có chất lượng cao đưa vào giảng dạy, làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên.

Vấn đề thực tế cho sinh viên cũng nhận được nhiều ý kiến, góp ý của các đại biểu. Các ý kiến nêu ra đều khẳng định thực tế, thực tập là phương pháp giúp sinh viên dễ tiến thu, ấn tượng với bài học nhất. Tuy nhiên, thực tế, thực tập của sinh viên cũng đặt ra vấn đề về kinh phí cũng như cách bố trí sắp xếp giảng viên, lịch giảng dạy... Vì vậy, Khoa cần nghiên cứu xác định rõ môn học nào lý thuyết, môn học nào nên vừa đi thực tế, vừa giảng sao cho phù hợp, đem đạt hiệu quả cao nhất.

Nài ra, cơ sở vật chất cũng làm một yếu tố góp phần  nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường trong thời Hội nhập. Khoa cần đề nghị Nhà trường bố trí các phương tiện, trang thiết bị  dạy học, cùng các khu nghiên cứu cho sinh viên đảm bảo việc  nghiên cứu, dạy và học của các giảng viên, sinh viên. 

Các nhà khoa học, giảng viên cũng đã tham gia góp ý trực tiếp vào khung chương trình, nội dung chương trình cho chuyên ngành Thông tin đối nại, Quan hệ chính trị - truyền thông quốc tế của Khoa; cùng chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu để chất lượng đào tạo của Khoa ngày càng cao hơn, tạo dựng được thương hiệu của Khoa Quan hệ quốc tế cũng như giữ vững được uy tín, thương hiệu đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Theo ajc.edu.vn (ĐTQN)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN