Họp báo trực tiếp của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhân Ngày Quốc tế Di cư năm 2020

(Sóng trẻ) - Sáng 18/12, cuộc họp báo trực tiếp của ILO nhân ngày Quốc tế Di cư diễn ra tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo tập huấn nghiệp vụ báo chí chủ đề "Báo chí viết về lao động di cư".

img_7805.jpg
Bộ phận kỹ thuật giúp kết nối các điểm cầu trong buổi hội thảo và buổi họp báo trực tiếp.

Trong cuộc họp báo trực tiếp, các nhà báo đến từ nhiều đơn vị báo chí tại Việt Nam được trao đổi trực tiếp với cán bộ ILO và một số người lao động di cư Việt Nam. Qua những câu hỏi phỏng vấn trực tiếp được các nhà báo đặt ra với một số khách mời là người lao động di cư Việt Nam, nhiều khía cạnh về cuộc sống của người lao động di cư Việt Nam được gợi mở.

img_7795.jpg
Cuộc họp báo diễn ra trong khuôn khổ hội thảo tập huấn nghiệp vụ báo chí chuyên đề "Báo chí về lao động di cư" do Qũy Thomson Reuters, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO cùng Khoa Phát thanh Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) tổ chức.

Chị Thảo (khách mời, người lao động di cư Việt Nam tại Nhật Bản) chia sẻ: “Mình sang Nhật Bản theo con đường du học với chi phí tại thời điểm năm 2014 là 340 triệu. Bên cạnh việc học thì mình đi làm thêm để trang trải học phí và cuộc sống sinh hoạt. Học phí hàng năm của mình rơi vào khoảng 140 - 160 triệu đồng một năm. Thời gian làm việc của bọn mình được quy định là làm 28 tiếng một tuần. Mức lương dao động từ 20 - 25 triệu đồng một tháng tùy công việc. Tuy nhiên mình nghĩ đến 98% sinh viên Việt Nam sẽ làm quá thời gian quy định và em là một trong số đó. Chi phí sinh hoạt tiết kiệm của mình tại Tokyo rơi vào khoảng 14 - 16 triệu đồng một tháng. Như vậy, nếu chỉ là việc theo 28 giờ một tuần theo quy định thì mình sẽ không đủ khả năng trang trải chi phí học tập và sinh hoạt”.

img_7797.jpg
Các vị khách mời - người lao động di cư Việt Nam - tham gia trả lời trong cuộc họp báo (Anh Trung ngồi ngoài cùng bên trái, chị Thảo ngồi ngoài cùng bên phải)

Bên cạnh đó, những người lao động di cư Việt Nam sau khi trở về nước cũng có những vấn đề của riêng mình. Anh Trung tại Phú Thọ (khách mời của cuộc họp báo) là lao động Việt Nam tại Hàn Quốc sau khi trở về nước đã mất một thời gian dài để tái hòa nhập với môi trường sống tại Việt Nam chia sẻ: “Tại Hàn Quốc, mình làm mảng nội thất. Khi trở về Việt Nam mình muốn tìm kiếm một công việc liên quan đến sử dụng tiếng Hàn Quốc. Tuy nhiên cũng khá tiếc là đi ứng tuyển tại các công ty thì họ đều trả lời đã tìm được phiên dịch rồi hoặc họ không nhận vì mình đã ở tuổi 40. Hiện tại, sau một thời gian tìm kiếm, mình đang làm một công việc liên quan đến hội họa”.

Do bối cảnh đặc thù phải sinh sống và làm việc ở xa quê hương, đất nước nên người di cư ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro, bị phân biệt đối xử trong công việc và đời sống hàng ngày. Ngay cả khi cư trú, học tập, lao động hay làm việc hợp pháp ở nước ngoài và có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển ở các quốc gia nhập cư, vốn hưởng lợi từ di cư, thì người di cư vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, đó chính là sự xung đột xã hội, văn hoá, pháp lý với chính quyền và người dân bản địa.

img_7808.jpg
Những gương mặt đã làm nên thành công của buổi họp báo 

Cuộc họp báo chính là cơ hội để các nhà báo được thông tin, tập huấn đầy đủ về các vấn đề liên quan đến di cư lao động và nâng cao kỹ năng báo chí về vấn đề di cư lao động. Họp báo diễn ra đúng vào ngày 18/12 - Ngày Quốc tế Di dân. Ngày Quốc tế Di cư năm nay cũng đánh dấu dịp kỷ niệm 30 năm Công ước quốc tế về Bảo vệ quyền của tất cả người lao động di cư và thành viên gia đình của họ. Việc thông qua Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một bước tiến quan trọng hướng tới việc di cư lao động trở thành một trải nghiệm tích cực và nâng cao quyền năng cho tất cả người lao động Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN