Lưu giữ truyền thống “nài lòng” thủ đô

(Sóng Trẻ) - Hà Nội vốn nổi tiếng với những hình ảnh Văn Miếu, Hoàng Thành,… và đó được coi là biểu tượng của thủ đô. Song, không chỉ trong lòng thành phố mà nhiều di tích lịch sử nằm ở các huyện nại thành hiện vẫn còn đang lưu giữ những giá trị truyền thống lâu đời.

Đến với huyện Phúc Thọ - một huyện nhỏ nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy, được biết nơi đây hiện đang có 42 di tích lịch sử cấp quốc gia và 45 di tích cấp tỉnh, thành phố. Tôi được người dân chỉ đến hai địa điểm là ngôi đền và miếu mà họ coi là tự hào nhất, lưu giữ nhiều giá trị tinh thần nhất của nhân dân địa phương.

“Đền Vũ Lâm…thiêng lắm”

Đó là câu nói được ông Kiều Văn Lân (người dân quen ̣i là cụ từ của đền) nhắc đi nhắc lại mỗi khi kể những câu chuyện về đền Vũ Lâm với người dân trong làng hay với du khách thập phương. 

Ngôi đền nhỏ nằm ở một nơi hẻo lánh, xung quanh chỉ có ruộng đồng cây cối tại làng Phù Long, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ. Nhìn từ xa, ngôi đền nằm ̣n trong lòng những cây xà cừ già đến hàng thế kỷ. Ngôi đền có 3 gian chính, trước đền thờ có một giếng tròn mà người dân quen ̣i là “Thần giếng”. Khu sau là vườn nhỏ chủ yếu trồng nhãn và xà cừ. Hai gian nhà bên cạnh là nơi người dân đưa lễ và nhận lễ.

f6211eb79_vu_lam.jpg
Hình ảnh đền Vũ Lâm linh thiêng và cụ từ Lân

Đền Vũ Lâm thờ Đức Thánh Ca họ Trương (hay còn ̣i là Trương Hống). Năm 550, Ngài cùng em trai chiêu mộ binh sĩ đến giúp Triệu Quang Phục đánh tan giặc Lương, giữ yên nước Vạn Xuân được 22 năm. Sau này cứ vào ngày 10/4 (âm lịch) hàng năm, đền lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến công lao của Ngài, đây cũng là dịp đông nhất trong năm thu hút nhiều người dân trong địa phương hay du khách đến đền làm lễ.

“Bình thường thì không có mấy người đến đâu, đền xa lại ở khu hẻo lánh nên chỉ mồng một, rằm hay tết người ta mới đến nhiều thôi.” Lại nghe ông Lân kể về những câu chuyện mà người dân tin là có thật ở đền khiến tôi không khỏi rùng mình: “Đền này thiêng lắm. Ngày xưa mà đi giữ trâu, giữ bò thì chưa có hàng rào này, các cháu nhỏ chơi với trẩy quả, ăn quả, nô đùa nhiều, các cháu mà hỗn có khi bị trói đến chiều, thế mà đứng ở gốc cây kia nhưng không ai nhìn thấy, sau này Ngài có cho nhìn thấy thì lúc bấy giờ cũng chỉ có một người nhìn thấy là người đi tìm con.” 

Những câu chuyện không biết là thật hay chỉ do các cụ kể lại với nhau nhưng phần nào đã làm nên một đền Vũ Lâm thật uy nghiêm, kỳ bí . Đã hơn 1.400 năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dân làng Phù Long vẫn một lòng đèn hương thờ phụng để ghi nhớ công ơn của “Thánh Trương”. Đền thiêng cứ đứng như vậy, ngày càng tỏa sáng, uy linh mà lẫm liệt.

Miều Thuần Mỹ đã từng nuôi giấu nhiều cán bộ Đảng 

Ngôi miếu thuộc thôn Thuần Mỹ, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ được xây dựng năm 1889, thờ Thành Hoàng làng là ông Minh Điền, sống vào thời Hùng Vương thứ 18. Ông là người đã cùng Tản Viên Sơn Thánh bảo vệ bờ cõi của các vua Hùng trong cuộc chiến tranh Hùng – Thục. Sau khi đã hình thành nhà nước Âu Lạc, ông đã về qua đây dạy dân cày cấy và sống với dân. Khi ông mất, dân đã lập đền miếu và đình thờ ông. 

Miếu Thuần Mỹ có diện tích là 135m², chiều dài 15m, chiều rộng 9m, gồm 3 gian với lối kiến trúc chồng diêm 2 tầng. Xung quanh miếu được cây cối bao trọn, nhiều cây vẫn được giữ nguyên từ thuở lập miếu, hầu hết đã có tuổi thọ nhiều năm. Trong miếu hiện còn giữ 4 bức cốn được chạm khắc theo tích “ngư long hý thuỷ”.  

f6211eb79_thuan_my.png
Miếu Thuần Mỹ đằm mình trong cây cỏ

Nghe người dân kể rằng đây là quê hương của các cán bộ cách mạng như đồng chí Khuất Duy Tiến, Lê Hiến Mai, cũng là nơi nuôi giấu và bảo vệ cán bộ Xứ ủy Bắc Kỳ, tỉnh ủy Sơn Tây: Lê Quang Hòa, Phan Trọng Tuệ,... Cố chủ tịch nước Tôn Đức Thắng cũng đã từng hoạt động cách mạng ở đây. Chính vì nằm trong cái nôi của cách mạng và mang trong mình sự tự cường vươn lên mà huyện Phúc Thọ luôn là một trong những địa phương có những bước tiến mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và phát triển trong thời đại mới.

Đối với người dân Thuần Mỹ, đây chính là di tích lịch sử lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, là tài sản vô giá, minh chứng cho sự hình thành và phát triển của quê hương. Ngôi làng đã có một diện mạo hoàn toàn mới sau cả thế kỷ đấu tranh, xây dựng, đổi mới thế nhưng mỗi khi đi qua miếu Thuần Mỹ, hình ảnh ngôi làng năm ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong mỗi người dân. 

Đền, miếu và những lời nhắn

Đền Vũ Lâm và miếu Thuần Mỹ được xây dựng ở hai thời đại cách xa nhau, nằm ở hai địa điểm với mật độ dân cư khác biệt nhưng nhìn lại đều chứa đựng nhiều ý nghĩa, đại diện cho tinh thần tự lực, tự cường, đấu tranh bảo vệ độc lập, bảo vệ những điểu nhỏ bé nhất cũng là vĩ đại nhất của đất nước. 

Cho đến ngày hôm nay, khi đất nước đã hiện lên trong thanh bình với độc lập, chỉ cần nhìn lại những ngôi đền, ngôi miếu, mái đình cổ kính mà điển hình là Vũ Lâm và Thuần Mỹ thì những giá trị ấy cũng không hề mất đi mà được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế hệ đi trước đã để lại cả một di sản chỉ mong sao thế hệ sau tiếp nối và giữ vững. 

Không chỉ riêng huyện Phúc Thọ mà tất cả những địa phương khác trong cả nước cũng cần giữ gìn những truyền thống tốt đẹp ấy, để sau này, khi khi “tre già măng mọc”, một thế hệ mới đứng lên làm chủ đất nước sẽ thấy được ông cha ta đã từng mạnh mẽ đến nhường nào.

  Nguyễn Thị Kiều Trang
Báo in K35A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN