Mảnh trời xa giữa đại dịch Covid-19

(Sóng trẻ) - Đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của mọi người. Với các bạn du học sinh, vốn đã phải làm quen với những khó khăn từ môi trường xa lạ, nay lại càng khó khăn hơn khi dịch Covid-19 bùng phát.

Được đặt chân đến một đất nước mới và kiếm thêm thu nhập là điều mà không ít các bạn trẻ Việt Nam đều mơ ước. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia mà giới trẻ lựa chọn đến nhiều nhất. Theo thống kê của Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo, vào giữa năm 2020 khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu khắp nơi trên thế giới, trong đó tại Hàn Quốc gần 38.000 người, Nhật Bản hơn 86.000 người.

Do chi phí đắt đỏ tại đây, không ít người lựa chọn hình thức vừa học vừa làm để có thể trang trải sinh hoạt và có thêm thu nhập gửi về gia đình.

Dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của những bạn trẻ xa xứ. Các bạn du học sinh không chỉ đối mặt với nguy hiểm do dịch bệnh, mà còn phải đối mặt với khó khăn về tài chính vì mất việc làm thêm do nền kinh tế bị suy giảm, nhiều ngành nghề cắt giảm nhân sự.

le-2.jpg
Lớp học của Dung tại Trung tâm giáo dục quốc tế Ageo.

Phạm Thị Dung (21 tuổi) - sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc tế Ageo (上尾国際教育センター) Nhật Bản. Nhờ trung tâm môi giới sang Nhật giới thiệu sẵn công việc, ngoài thời gian học, Dung còn làm công việc giao báo đến từng hộ gia đình. Công việc này không cần tiếp xúc nhiều người nên dù dịch Covid-19 thì Dung vẫn có việc làm ổn định. Mỗi ngày Dung phải giao báo đến khoảng 450 hộ, làm từ 12h đêm đến hơn 4 giờ sáng. Tranh thủ ngủ được một tiếng buổi trưa, buổi chiều Dung tiếp tục làm thêm khoảng một tiếng rưỡi. Trung bình, Dung chỉ ngủ 5 tiếng một ngày. Dù có công việc làm thêm ổn định nhưng mức sống đắt đỏ tại Nhật và khoản nợ do chi phí, thủ tục sang Nhật ở quê nhà nên Dung vẫn phải sống tiết kiệm "để tiết kiệm thì hầu như thường mua đồ gần hết hạn”.

le-1.jpg
Phạm Thị Dung - du học sinh tại Nhật Bản.

 

Để con cái phải rời xa gia đình, một mình ở đất nước xa lạ, vất vả là điều không phụ huynh nào mong muốn. Bác Thắng - bố của Dung nghẹn ngoà: “Con gái tôi nó rất là hiểu chuyện, lại là chị lớn trong nhà, nó muốn san sẻ gánh nặng với bố mẹ để nuôi các em ăn học. Tôi cũng chẳng muốn cho nó đi xa như vậy. Từ ngày nó đi, hôm nào tôi cũng nhớ nó, chắc nó cũng nhớ nhà nên hàng tuần đều gọi điện về hỏi thăm gia đình. Nó chăm chỉ lắm, vừa học vừa làm vất vả vậy mà mới sang được vài tháng đã gửi tiền về cho gia đình trả nợ”.

Không chỉ Nhật Bản, dịch Covid-19 bùng phát cũng khiến không ít du học sinh Việt Nam đang sinh sống tại Hàn Quốc rơi vào tình trạng khó khăn. Du học sinh khó tìm được việc làm bán thời gian khi các quán ăn, cửa hàng, siêu thị...  phải đóng cửa. Nền kinh tế bị ảnh hưởng nên chính sinh viên bản xứ cũng loay hoay tìm việc sau khi tốt nghiệp.

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh -  20 tuổi, sinh viên trường Dankook (top 3 những trường tư thục nổi tiếng nền giảng dạy tốt và học phí cao) tại Hàn Quốc cũng rơi vào tình trạng khó khăn. Quán ăn Quỳnh làm thêm cắt giảm nhân viên. Không những bị mất việc, Quỳnh còn bị còn bị chủ quán trả thiếu tiền lương khoảng 200.000 won (4 triệu đồng). 

Tại đất nước xa lạ, các bạn trẻ phải đối mặt với khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần. Không chỉ thất nghiệp, gánh nặng chi phí sinh hoạt,.. còn đối mặt với áp lực tinh thần, nỗi nhớ người thân, bạn bè,...nhất là các dịp lễ Tết. 

Trong 2 năm sống và học tập tại Hàn Quốc, những ngày lễ lớn tại Việt Nam, Quỳnh vẫn phải đi học, đi làm bình thường. "Khi mọi người ở Việt Nam đăng ảnh quây quần cùng người thân, gia đình lên Facebook, Instagram. Còn mình thì chỉ toàn thấy cô đơn, một chút gì đó tủi thân. Những lúc ấy mình chỉ biết vùi đầu vào học và làm việc để quên đi nỗi nhớ nhà

le-3.jpg
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh - hiện đang học tập tại trường Dankook, Hàn Quốc.

Dịch Covid-19 cũng khiến Quỳnh, Dung và nhiều sinh viên phải chuyển sang hình thức học trực tuyến một thời gian dài. Việc chuyển sang học online gây khó khăn cho nhiều du học sinh. Nội dung bài học trở nên khó bởi vì có rào cản ngôn ngữ, vì vậy mà chất lượng học tập có thể bị giảm sút. Học online không có cơ hội giao lưu, làm quen với các bạn. Cả một kỳ học các bạn sinh viên chỉ có nghe giọng của giảng viên. 

Hiện nay, Hàn Quốc đang đẩy mạnh tiêm vaccine để sớm ổn định xã hội và học sinh, sinh viên có thể tới trường học tập bình thường. 

Dù đối mặt với tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng Quỳnh không hoang mang bởi hệ thống y tế ở đây rất phát triển và Hàn Quốc dần nới lỏng quy định phòng dịch khi số người được tiêm chủng ngày càng nhiều. Từ đầu tháng 11, chính phủ Hàn Quốc chuyển sang “sống chung với Covid-19” và nới lỏng các lệnh hạn chế.

Đến nay, ở Hàn Quốc số người tiêm vaccine Covid-19 mũi hai đạt 79,1% dân số. Tỷ lệ người tiêm ít nhất một mũi đạt 82,4% dân số. Tỷ lệ người đã tiêm vaccine mũi thứ ba tại Seoul là 4,1%.

Tại Nhật Bản, Chính phủ nước này đã tiêm vaccine cho 99.96 triệu người, tương đương với ba phần tư dân số và trở thành 1 trong số 10 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Nhờ đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng nên Nhật Bản đã sớm hoạt động trở lại bình thường và gỡ bỏ các lệnh giãn cách.

Dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng tốc độ tiêm vaccine đang được đẩy mạnh ở tất cả các quốc gia và nền kinh tế đang được khôi phục trở lại. Đây là tín hiệu tích cực với các bạn du học sinh như Quỳnh và Dung.  Để bảo vệ bản thân, Quỳnh và Dung đều luôn chú ý đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nên dù dịch bệnh phức tạp, họ vẫn đảm bảo an toàn và khắc phục khó khăn để thực hiện ước mơ và những dự định trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN