Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân giao lưu với sinh viên khoa Phát thanh – Truyền hình

(Sóng trẻ) - Chiều ngày 22/09/2019, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền diễn ra buổi giao lưu với nhà báo Huỳnh Dũng Nhân – cây bút phóng sự nổi bật của thập niên 90. Đây cũng là dịp để sinh viên được lắng nghe những tâm sự về nghề báo đồng thời chia sẻ, bày tỏ những vấn đề khó khăn trong quá trình học tập, tác nghiệp của mình

Buổi giao lưu có sự tham gia của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân – nguyên tổng biên tập Tạp chí nghề báo của Hội nhà báo TPHCM, Th.S Đinh Ngọc Sơn - Phó trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, TS Đinh Thị Xuân Hòa – phó trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, các thành viên của các câu lạc bộ nghiệp vụ (STV, Sóng Trẻ Radio, Sóng Trẻ News) và đông đảo các bạn sinh viên thuộc khoa Phát thanh – Truyền hình. 

Buổi giao lưu được tổ chức bởi khoa Phát thanh – Truyền hình, đây là một hoạt động nại khóa nhằm trao đổi, chia sẻ, những kỹ năng tác nghiệp báo chí đặc biệt là lựa chọn đề tài và khai thác xử lý thông tin trong phóng sự, phóng sự điều tra.
 
ae465d482_anh_1_1.jpg

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tại cuộc gặp gỡ với sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền

Hơn 2 tiếng liên tục trao đổi và chia sẻ, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân không ngần ngại lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các bạn sinh viên, đồng thời chia sẻ với các sinh viên về cuộc đời, sự nghiệp và những câu chuyện trong suốt quá trình viết báo và phóng sự. Nhà báo cho biết, ông luôn tâm niệm "Đi, yêu và viết: Tôi tham cả cuộc đời". Đó cũng chính là câu châm ngôn trên Facebook của nhà báo. Trao đổi về việc sử dụng mạng xã hội của nhà báo, ông tâm sự rằng: “Tôi dùng mạng xã hội rất tích cực, thường xuyên và Facebook như một blog về cuộc sống và thơ ca của tôi.  Hãy chơi Facebook một cách thông minh hãy để nó lưu lại những hồi ức đáng nhớ, những dòng biết sau này có thể sử dụng chúng và lưu lại những hình ảnh không giới hạn".
 
ae465d482_anh_2.jpg

Các bạn sinh viên hào hứng khi nghe chia sẻ nghề báo – là “nợ phải trả bằng đời”

Là cây đại thụ trong nghề, mặc dù đã nghỉ hưu nhưng nhà báo vẫn chia sẻ, giao lưu với các sinh viên rất nhiệt tình khiến các bạn tự tin, thoải mái trao đổi và đặt ra nhiều vấn đề,  nhiều câu hỏi hay và sâu sắc liên quan đến nghề báo từ những vấn đề như "Văn chương ở trong báo cảm xúc bao nhiêu là đủ?" đến những câu hỏi về việc dấn thân trải nghiệm của người làm báo. Bên cạnh đó, còn có những câu hỏi liên quan đến hành trình làm phóng sự, phóng sự điều tra. Những câu hỏi đặt ra đều được nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trả lời chi tiết, rõ ràng mang đậm chuyên môn, kèm theo đó là những câu chuyện trải nghiệm thú vị trong suốt cuộc đời làm báo của mình. Ông cũng chia sẻ thêm về những kinh nghiệm khi tác nghiệp "Phải có một kế hoạch tác nghiệp được chuẩn bị sẵn sàng nếu gặp tình huống nguy hiểm hãy chọn một tình huống an toàn nhất trong lúc đó để tác nghiệp. An toàn là do chính mình quyết định. Không phải đường đi làm chúng ta đau mà hòn sỏi trong giày làm chúng ta đau. An toàn là do chính chúng ta tạo ra."
 
ae465d482_anh_3.jpg

Buổi giao lưu nhận được sự hưởng ứng của đông đảo sinh viên
 
ae465d482_anh_4.jpg

Bạn Kim Huyền đặt câu hỏi về vấn đề đi và viết của sinh viên

Trả lời rất nhiều câu hỏi, những chia sẻ kinh nghiệm cũng đưa ra không ít nhưng xuyên suốt buổi giao lưu nhà báo Huỳnh Dũng Nhân luôn nhấn mạnh "Là nhà báo thì phải viết giống như làm cầu thủ thì phải đá. Hãy đi nhiều, viết nhiều và trải nghiệm thật nhiều. Bởi nghề báo là nợ phải trả bằng đời". 

ae465d482_anh_5.jpeg

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trao tặng tập thơ “Tự tình với facebook” cho các bạn sinh viên

Cũng tại buổi giao lưu, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã trao tặng tập thơ “Tự tình với Facebook” cho một số sinh viên. Những lời nói của một thế hệ đi trước, một cây bút phóng sự lẫy lừng đã thắp lửa, truyền đam mê cho những sinh viên tham gia buổi giao lưu nói riêng và những người đang làm báo nói chung. Những chia sẻ thú vị tâm huyết của nhà báo cũng chính là thông điệp của buổi giao lưu. Đồng thời, đó cũng chính là những định hướng nghề nghiệp, phương chỉ nam cho sinh viên đang theo học báo chí. Mặc dù có vất vả và còn nhiều thử thách nhưng nghề báo luôn là một nghề đặc biệt, đáng để theo đuổi và dấn thân như chính nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã chia sẻ "Tôi luôn tự hào khi tôi nói mình là một nhà báo".

Như Quỳnh 


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN