Những điều thú vị về trung thu ở các nước

Sóng trẻ- Dịp Tết trung thu đang cận kề, không khí náo nhiệt khắp các nẻo đường để chào đón lễ hội cổ truyền được hết sức mong đợi mỗi năm. Không chỉ người dân trong nước mà những người nước nài cũng rất háo hức với ngày lễ này, bởi lẽ trung thu không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở nhiều nước khác trên thế giới. Mỗi nước một nền văn hóa đặc trưng tạo nên những nét rất riêng và thú vị trong trong thu của mỗi quốc gia.

Trung thu Việt Nam

Trung thu ở Việt Nam được diễn ra vào ngày 15/08 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người ta thường làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái, hoa quả ra sân để trông trăng và phá cỗ. Thứ bánh được bày ra là bánh dẻo và bánh nướng- 2 thứ bánh đặc trưng của ngày rằm tháng Tám. Bánh nướng với màu vàng óng, bánh dẻo với màu trắng ngà dịu ngọt làm nức lòng bao người. Với mùi vị thơm nn, màu sắc bắt mắt, bánh nướng và bánh dẻo từ lâu đã trở thành món không thể thiếu trong lễ hội truyền thống này. Nài ra, hoa quả được bày biện trong ngày này còn có bưởi, hồng ngâm,...hay một số thứ quả nữa.

Tết trung thu ở Việt Nam được coi là "tết thiếu nhi", chính vì vậy vào ngày này người lớn thường tặng quà cho thiếu nhi như đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ, đồ chơi,...Trẻ con cũng rất háo hức chờ mong đến ngày này để được phá cỗ đêm rằm.

Những hoạt động thú vị trong dịp này cũng được mọi người hết sức chú ý đó là múa lân, rước đèn ông sao, hay chơi những trò chơi dân gian. Trong ngày rằm tháng tám, mỗi người như được trở về một phần ký ức của tuổi thơ, được sống trong những niềm vui hân hoan, trẻ con hồn nhiên và ngây thơ. Những hoạt động này cũng trở thành một phần không thể thiếu trong lễ hội cổ truyền này.

Trung thu Campuchia với lễ hội Ok Om Pok

Trung thu ở Campuchia khác với Việt Nam và một số quốc gia khác, bởi lẽ trung thu ở nước này được tổ chức muộn hơn và nghi thức cũng khác hơn. Nếu như Tết trung thu ở Việt Nam được tổ chức vào ngày 15/08 âm lịch thì ở Campuchia, lễ hội này được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch. Đây được coi là dịp để mọi người cầu những điều tốt đẹp đến với gia đình mình.

Vào buổi tối 15/10, người dân Campuchia sẽ tổ chức "bái nguyệt tiết" với các lễ vật như hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía, chuối,...Đến khi mặt trăng nhô lên qua những tán cây, mọi người sẽ thành tâm bái nguyệt, cầu mong tất cả những điều tốt đẹp, ban phước cho họ và những người thân trong gia đình. Sau khi lễ tạ xong xuôi, người già sẽ nhét gạo dẹt vào miệng trẻ con, nhét nhiều đến khi không thể nhét được nữa. Theo quan niệm của người Campuchia thì hành động này thể hiện ý nghĩa đứa trẻ này sẽ được sống dư dả, sung túc, viên mãn cả đời.

Lễ hội Chuseok ở Hàn Quốc với Songpyeon

Ngày lễ Chuseok ở Hàn Quốc đóng vai trò là ngày tạ ơn, là tết lớn thứ hai trong năm và là ngày nghỉ lễ quốc gia. Lễ hội này thường được tổ chức vào đêm trước ngày rằm và kết thúc sau ngày 15/08 âm lịch. Đối với người Hàn Quốc việc quan trọng nhất trong ngày này là thể hiện lòng tôn kính, hiếu thảo với tổ tiên với nghi thức beolcho và seongmyo. Các gia đình sẽ đến phần mộ của tổ tiên mình để cắt cỏ dại và dọn dẹp xung quanh mộ. Sau đó họ sẽ dâng lễ cúng tổ tiên với hoa quả, ngũ cốc cùng các sản phẩm thu hoạch được để thể hiện lòng biết ơn. Ngay sau khi làm lễ xong họ sẽ trở về nhà của mình để thực hiện một số nghi lễ khác và vui tết trung thu cùng gia đình.

Bánh trung thu ở Hàn Quốc khác bánh trung thu Việt Nam về cả hình dáng và nguyên liệu. Bánh ở Hàn Quốc được gọi là Songpyeon. Hình dạng không phải hình vuông hay hình tròn như ở Việt Nam, bánh ở quốc gia này có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt. Bởi vì họ cho rằng trăng cũng giống như cuộc đời con người, lúc khuyết lúc tròn, luôn luôn vận động để đạt đến sự hoàn mỹ. Nguyên liệu của bánh cũng đơn giản hơn ở Việt Nam với lá thông, bột gạo, đậu xanh và đường. Đặc biệt, loại quả không thể thiếu trong ngày này là quả hồng.

Trong lễ hội này, tại Hàn Quốc cũng diễn ra nhiều hoạt động thú vị như múa ganggangsullae, chơi trò chơi juldarigi hay trò đấu vật,..

Với sự khác biệt về văn hóa, các quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Malaysia hay Hàn Quốc, Campuchia, Việt Nam,...đều có những phong tục riêng mang đậm tính dân tộc. Những khác biệt ấy lại trở thành chính những câu chuyện thú vị trong ngày lễ chung này. Dù là khác nhau về thời gian, các hoạt động,...nhưng tất cả đều cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong ngày lễ cổ truyền này.

Vĩnh Hà

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN