Phong trào nữ quyền tại Việt Nam: Những hành động từ giới trẻ

(Sóng trẻ) - Phong trào nữ quyền tại Việt Nam đang ngày càng sôi động, với sự tham gia mạnh mẽ của giới trẻ trong các chiến dịch và hoạt động vì bình đẳng giới. Trong những năm gần đây, các câu chuyện xoay quanh nữ quyền trở nên phổ biến và nhận được đông đảo sự quan tâm từ giới trẻ.

Phong trào nữ quyền tại Việt Nam đã hình thành hơn 100 năm với nhiều hoạt động sôi nổi, đấu tranh cho bình đẳng giới. Đến nay, sự tham gia tích cực của giới trẻ đang mang đến những thay đổi mới mẻ, tạo nên làn sóng nữ quyền hiện đại. Từ những chiến dịch truyền thông đến các hoạt động cộng đồng, các bạn trẻ đang dần góp phần khẳng định tiếng nói của phụ nữ trong xã hội, đồng thời thúc đẩy những thay đổi tích cực trong nhận thức về quyền và vị thế của phụ nữ Việt Nam.

Những tiếng nói trên mạng xã hội

Các trang thông tin, diễn đàn trên mạng xã hội là sự khởi đầu cho tiếng nói về nữ quyền từ các bạn trẻ. “Bình đẳng giới”, “đòi quyền tự chủ cho phụ nữ và cả “nữ quyền” là những từ khóa được tìm kiếm để dẫn đến trang thông tin về nữ quyền.

Bài viết và trang thông tin về nữ quyền xuất hiện khi tìm kiếm từ khóa “nữ quyền” trên nền tảng Facebook. (Ảnh chụp màn hình)
Bài viết và trang thông tin về nữ quyền xuất hiện khi tìm kiếm từ khóa “nữ quyền” trên nền tảng Facebook. (Ảnh chụp màn hình)

 

Với sự lan truyền và kết nối nhanh chóng, mạng xã hội đã trở thành một không gian thảo luận sôi nổi cho những cá nhân dành sự quan tâm hay các quan điểm mong muốn được chia sẻ về nữ quyền.

nu-quyen-3.png
Các trang thông tin và nhóm chia sẻ về nữ quyền với lượt theo dõi và số lượng thành viên đông đảo. (Ảnh chụp màn hình)

Những dự án, trang thông tin như “Nhà Nhiều Cột”, “S.O.S - Share Our Stories” được thành lập bởi các bạn trẻ thuộc nhóm học sinh THPT và Đại học. Các thành viên trong cộng đồng cũng đa phần là những bạn trẻ thuộc thế hệ gen Z mong muốn khẳng định quyền tự chủ và tiếng nói của phụ nữ trong xã hội. Họ là những người theo dõi, tích cực tham gia thảo luận, chia sẻ trải nghiệm cá nhân và lan tỏa các câu chuyện về quyền phụ nữ trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Việt Nam.

Bạn Phạm Thị Thu Phương (23 tuổi, Hà Nội) - Trưởng ban chiến dịch dự án “Nhà Nhiều Cột”, dự án hướng tới bình đẳng giới trong môi trường làm việc chia sẻ: “Bản thân chúng tôi là những người trẻ hoạt động trong lĩnh vực truyền thông nên quan sát được nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện các sáng kiến thanh niên thúc đẩy bình đẳng giới. Một số sáng kiến được thực hiện với các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức. Ở mức độ cao hơn, nhiều bạn đưa việc thúc đẩy bình đẳng vào chính công việc của mình. Các bạn cũng thực hành lên tiếng về những bất bình đẳng trong đời sống, trong môi trường làm việc và bắt đầu đề xuất những chính sách tiến bộ hơn trong môi trường học tập cũng như làm việc. Kể cả chưa thành công, chính các bạn trong tương lai sẽ là người có nhiều quyền lực hơn, có thể là những người tự ban hành những chính sách đó”. 

nu-quyen-5.jpg
Bạn Phạm Thị Thu Phương chia sẻ kiến thức tại một buổi tọa đàm về vấn đề bình đẳng giới và nữ quyền. (Ảnh: NVCC) 

 

Hành trình từ thế giới ảo đến những hành động thực tế

Phong trào nữ quyền tại Việt Nam không chỉ dừng lại trên mạng xã hội mà đã chuyển thành các hoạt động thực tiễn trong đời sống. Gen Z tích cực đưa thông điệp bình đẳng giới từ các cuộc thảo luận trực tuyến đến những chiến dịch và sự kiện cộng đồng.

Các sự kiện như giải chạy “Vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” hay “Ngày hội nói về nữ quyền” thu hút hàng ngàn người trẻ tham gia, nâng cao nhận thức về quyền phụ nữ. Bên cạnh đó, “Ngày hội nói về nữ quyền” tại TP. Hồ Chí Minh năm 2023 tiếp cận được hơn 1.000 bạn trẻ và thành công lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới. Nhiều sự kiện, hội thảo chia sẻ về quyền bình đẳng giới, nữ quyền cụ thể như chuỗi sự kiện booktour “Người trẻ và giới” đã được tổ chức hướng tới mục tiêu công bằng xã hội liên quan đến vấn đề giới.

nu-quyen-7.png
Hàng loạt người dân tham gia vào giải chạy “Vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”. (Ảnh: La Duy) 

Những phong trào đến từ giới trẻ này cũng gây tác động đến chính sách lao động, khi nhiều nhóm vận động cải thiện quyền lợi cho phụ nữ, như tăng thời gian nghỉ thai sản và đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Do đó, nhiều kiến nghị về việc cải thiện quyền lợi của lao động nữ đã được đề xuất trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm bảo quyền lợi công bằng hơn cho lao động nữ.

Ngoài các hoạt động như kiến nghị, tổ chức sự kiện và hội thảo, nhiều cá nhân có sức ảnh hưởng thuộc thế hệ trẻ cũng đang tích cực đóng góp vào phong trào nữ quyền tại Việt Nam. Họ sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram... để lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới và quyền tự chủ của phụ nữ, thu hút sự quan tâm từ cộng đồng. Một số nghệ sĩ trẻ thường xuyên lồng ghép thông điệp nữ quyền vào sản phẩm nghệ thuật như âm nhạc, phim ảnh và tham gia các dự án cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức về quyền phụ nữ trong xã hội.

nu-quyen-6.png
Hai nữ rapper Tlinh và Suboi đại diện cho nữ quyền của thế hệ nghệ sĩ trẻ tại Việt Nam. (Ảnh: P.C.Tùng) 

 

Phong trào nữ quyền tại Việt Nam vẫn đang diễn ra sôi động và mạnh mẽ, nhờ vào sự tham gia nhiệt huyết của thế hệ trẻ. Các hoạt động và chiến dịch cộng đồng không chỉ nâng cao nhận thức về bình đẳng giới mà còn tạo ra những thay đổi thiết thực trong xã hội. Những tiếng nói mạnh mẽ trên mạng xã hội đã trở thành bệ phóng cho những hành động thực tiễn, góp phần khẳng định quyền lợi và vị thế của phụ nữ.

Trong bối cảnh hiện nay, sự gắn kết giữa cá nhân, tổ chức và cộng đồng đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phong trào nữ quyền tại Việt Nam phát triển bền vững. Thế hệ trẻ không chỉ là người kế thừa mà còn là những nhà lãnh đạo, dẫn dắt phong trào này hướng tới một tương lai tươi sáng cho phụ nữ. 

Tuy nhiên, phong trào vẫn đối mặt với không ít thách thức, bao gồm định kiến xã hội và sự nghi ngại từ cá nhân, tổ chức, dẫn đến phản ứng trái chiều với thông điệp bình đẳng giới. Sự khác biệt trong quan điểm giữa thế hệ trẻ và người lớn tuổi cũng tạo ra rào cản trong việc thúc đẩy phong trào. Những thách thức này cần được nhận diện và giải quyết để phong trào có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN