Tổng kết diễn đàn: Ngôn ngữ mạng tự do có quá giới hạ
(Sóng trẻ) - Chủ đề diễn đàn: “Ngôn ngữ mạng tự do có quá giới hạn” được tổ chức trên Sóng Trẻ cách đây hơn 2 tuần, đã nhận được gần 30 ý kiến bình luận của bạn đọc quan tâm. Phần lớn độc giả đồng tình với quan điểm “không nên dùng ngôn ngữ mạng để làm tổn thương người khác”, nhưng một số ý kiến lại cho rằng: “trang cá nhân của tôi, tôi muốn làm gì tôi làm, muốn nói gì tôi nói, ai có thể cấm”.
Với thời đại công nghệ số, ngôn ngữ mạng không còn là thuật ngữ xa lạ với tất cả mọi người tiếp cận internet. Có khá nhiều luồng ý kiến đối với chủ đề trên.
Ngôn ngữ mạng cũng nên: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Đây là quan điểm được rất nhiều bạn đọc đồng tình. Ngôn ngữ mạng là thứ ngôn ngữ viết, bởi đối tượng tiếp nhận nó bằng mắt. Nếu như việc bạn chỉ trích người khác trực tiếp, người đối diện có thể nhìn, nghe và bằng lời nói để phản biện lại thì việc bạn đưa lên mạng xã hội người ta không thể “cãi” lại được. Cảm xúc bị kìm nén dẫn đến việc tổn thương có khi nhiều hơn trực tiếp.
Ý kiến của độc giả [email protected] cho rằng “Mạng là thế giới ảo. Nên con người ta nghĩ khi phát ngôn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm, nhất là các bạn trẻ. Tôi không đồng ý với việc, đưa chuyện xích mích lên mạng xh để giải quyết, nó chỉ nói rằng: Bạn quá trẻ con. Hãy gặp nhau, mỉm cười và giải quyết mọi chuyện. Đừng hiếu thắng và tỏ vẻ mình là đúng nhất trên mạng XH rồi làm tổn thương người khác. Người ta vẫn luôn coi trọng ngôn ngữ nói hơn ngôn ngữ viết cơ mà. Tại sao các bạn phải cứ đả kích nhau bằng cái ngôn ngữ mà không thấy mặt nhau nhưng sự gây hại về tinh thần thì chắc chắn là tồn tại”
Bạn đọc ở địa chỉ email [email protected] đã mở đầu bình luận của mình bằng câu: Thật là đáng sợ…
“Thật là đáng sợ. Kiểu người nói vô ý, người nghe có tình. ai cũng có quyền nói, tự cho là nói gì cũng đk nên mình thấy báo chí viết nhiều về việc nhiều người trẻ tự tử. Tránh làm sao được khi kết bạn với một đống người, lại còn chia sẻ, bình luận, vài phút là cả thế giới biết chứ không còn là người quen của mình biết. Như cái vụ gì mà bạn gái đào mỏ ý. từ việc riêng của người ta lại trở thành chủ đề hot, cũng chẳng biết sau đó cuộc sống của cô gái đó thế nào.”
Ngôn ngữ mạng không đơn thuần chỉ là lời nói trên mạng xã hội mà nó còn là việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện quan điểm cá nhân mình trên những phương tiện truyền thông khác như báo, đài…Trong chủ đề diễn đàn mà chúng tôi đề cập, việc chương trình truyền hình “Những kẻ lắm lời” bàn luận đến một số nhân vật giới giải trí làm tổn thương đến họ là một ví dụ điển hình. Bạn đọc đã nói gì về vấn đề này khi chương trình sau khi ngừng phát sóng đã quay lại với tên gọi mới.
“Báo chí còn lợi dụng thông tin trên mạng thì phải biết rằng nó hấp dẫn thế nào. Nhiều người quan tâm là điều tất nhiên. Mà tự nhiên con người thích buôn chuyện xấu của người khác thôi. Chẳng qua xã hội ngày nay dễ tạo cho con người điều kiện để nói. Tốt ít, xấu nhiều. Theo mình, hạn chế bị kéo vào cái vòng luẩn quẩn này. Lỡ bị lôi ra làm đề tài thì đúng là chẳng còn đường sống” ([email protected])
Một chương trình truyền hình còn lợi dụng truyền thông để đả kích một cá nhân thì tại sao cá nhân không được phép tự do ngôn luận. Nói vậy thôi, nhưng tôi sẽ ủng hộ việc tự do ngôn luận ở giới hạn cho phép, bản thân mình không muốn bị tổn thương thì tại sao lại gây ra điều đó cho người khác. Thế giới văn minh thì nên ứng xử sap cho có văn hóa. Cứ cho đi những điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận được những điều tương xứng.([email protected])
“Nếu 1 người bình thường bị châm chọc như vậy đã rất khó chịu và tổn thương, đằng này những người bị lôi ra làm đề tài lại là những người cực kỳ nổi tiếng, thậm chí trước nay chưa hề dính 1 scandal nào như Đông Nhi, lẽ dĩ nhiên họ sẽ không thể chấp nhận được. Tôi là người xem và không phải fan của ai nhưng vẫn thấy rất bức xúc. Từ khi nào mà người ta lại tự cho mình cái quyền thích nói gì thì nói về người khác như thế nhỉ? Thật không thể chấp nhận! Mạng là thế giới ảo nhưng sự tổn thương lại là thật.”([email protected])
“Bên nước nài họ cũng có show như này nhưng được người xem ủng hộ lắm. Chỉ là do cách làm chương trình của họ chưa đúng đắn thôi nên thành ra chương trình thành phản cảm, bị ném đá.”( [email protected])
Kẻ chê người khen nhưng có đến 99% bạn đọc ủng hộ quan điểm: một chương trình truyền hình thì không được phép làm tổn thương người khác bằng những lời bình luận khi chưa được sự cho phép của người trong cuộc. Chương trình quay lại với tên gọi mới nhưng hình như vẫn là: Bình cũ rượu mới.
Ba ý kiến của bạn đọc phía dưới đều đồng tình với quan điểm ngôn ngữ mạng cũng phải cần tử tế:
Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.Xã hội ngày càng phát triển.khiến con người ta trở nên sống ảo đặc biệt hơn nữa lạm dụng một cách quá mức.thậm chí có thể mắng tục chửi bậy một cách vô văn hóa trên các trang mạng chẳng hạn như facebook ([email protected])
Biết nói chỉ mất không quá 3 năm. Nhưng để biết nên nói cái gì, thì phải học cả đời ( [email protected] )
Thế nên người ta mới nói "lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Góp ý, nhận xét thậm chí phê bình thì cũng cần phải nghĩ đến cảm nhận của người nghe. ( [email protected] )
Ngôn ngữ mạng là ảo thì bạn phải quan tâm đến việc người ta nói những gì trên đó làm chi?
Đây là quan điểm của số ít độc giả tham gia đóng góp ý kiến vào chủ đề diễn đàn của chúng tôi.
Bạn [email protected] này cho rằng: “Khi bạn tham gia vào thế giới ảo thì bạn phải học cách để thích nghi nó thôi. Tôi vẫn thường bị nói xấu qua facebook nhưng tôi kệ họ, họ viết, họ đọc và tôi vẫn phải sống, vẫn phải đi làm kiếm tiền mới sống được chứ không phải có những lời khen trên mạng Xh mới sống được. Bạn cứ quẳng gánh lo đi và vui sống. Quan niệm của tôi: xã hội chẳng ai nuôi mình bữa nào cả nên họ nói gì kệ họ, nhất là trên mạng xh”
Đồng quan điểm trên là ý kiến của bạn đọc [email protected] với nội dung như sau: Facebook là trang cá nhân mà. Không ai có quyền ngăn cản sự tự dp phát ngôn ở trên đó. Muốn không bị tổn thương vì những lời nói của người khác thì bản thân mình phải thật cứng rắn và trong sạch thì không việc gì phải bận tâm lời của người khác.
Diễn đàn: Ngôn ngữ mạng tự do có quá giới hạn, đã nhận được nhiều ý kiến quan điểm từ các bạn độc giả. Mỗi người có một lý lẽ riêng của mình. Người thì cho rằng: Ngôn ngữ mạng mà làm tổn thương cá nhân một người nào đó là đã quá giới hạn. Cũng có người nói: mạng xã hội là thế giới ảo thì quan tâm đến những lời nói đó để làm gì.
Thế giới đang ngày càng đổi thay theo hướng “mạng hóa”, chúng ta không thể rời bỏ thế giới này. Vì thế mỗi cá nhân cần chuẩn bị cho mình một tâm thế bất cứ lúc nào mình cũng có thể là chủ đề đưa ra bàn luận của nhiều người và nên sử dụng ngôn ngữ mạng sao cho lành mạnh, có văn hóa.
Chủ đề diễn đàn “ngôn ngữ mạng tự do có quá giới hạn“ chính thức được khép lại tại đây. Sóng trẻ rất cảm ơn sự ủng hộ của quý độc giả!
Thu Hà, Thu Hằng, Thùy Dương
Hoàng Sơn, Phạm Hường
Báo Mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận