Việt Nam có thêm 14 bảo vật quốc gia và 13 di tích quốc gia đặc biệt cuối năm 2016
(Sóng Trẻ) - Cùng ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2496/QĐ-TTg công nhận 14 bảo vật quốc gia (đợt 5) và Quyết định số 2499/QĐ-TTg xếp hạng 13 di tích quốc gia đặc biệt (đợt 7) năm 2016.
14 bảo vật quốc gia
1. Ngẫu tượng Linga - Yoni (Niên đại: Thế kỷ V - VI, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Trà Vinh).
2. Phù điêu Trà Liên 1 (Niên đại: nửa cuối Thế kỷ IX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị).
3. Phù điêu Trà Liên 2 (Niên đại: nửa cuối Thế kỷ IX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị).
4. Phù điêu Thần Brahama (Niên đại: Thế kỷ XII - XIII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định).
5. Thống gốm hoa nâu (Niên đại: Thế kỷ XIII - XIV, triều Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
6. Bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” (Niên đại: năm 1362 đời vua Trần Dụ Tông, hiện lưu giữ tại chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
7. Bia Vua Lê Thái Tổ (Niên đại: Năm 1431, hiện lưu giữ tại đền thờ vua Lê Thái Tổ, xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu).
8. Bia “Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng bi” (Niên đại: cuối Thế kỷ XV, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
9. Đôi chuông chùa Đà Quận (chùa Viên Minh) (Niên đại: năm 1611 thời nhà Mạc, hiện lưu giữ tại Khu di tích Chùa Đà Quận - Đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng).
10. Tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh và Tượng Thiền sư Vũ Khắc Trường (Niên đại: giữa thế kỷ XVII, hiện được thờ tại di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội).
11. Tượng Trấn Vũ đền Quán Thánh (Niên đại: khoảng cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, hiện được thờ tại di tích đền Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
12. Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọ (Niên đại: năm 1692, đời vua Lê Hy Tông, hiện lưu giữ tại chùa Động Ngọ, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).
13. Ấn vàng “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” (Niên đại: năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
14. Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 - 1946 (Từ 30/8/1945 – 28/2/1946, hiện lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ).
13 di tích quốc gia đặc biệt
1. Di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Tháp Hòa Lai (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận).
2. Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Pô Klong Garai (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).
3. Di tích khảo cổ Phật viện Đồng Dương (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
4. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).
5. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong và Chùa Keo nài (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định).
6. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).
7. Di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).
8. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Phan Bội Châu tại Nam Đàn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
9. Di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn).
10. Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Chợ Đồn (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn).
11. Di tích lịch sử Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang).
12. Di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).
13. Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum).
Một số hình ảnh
Phù điêu Brahma: Phù điêu là một chiếc lá nhĩ khá lớn (cao 1,3m, rộng 0,88m, dày 0,23m) được phát hiện ở Bình Định, thể hiện một vị thần 3 đầu 8 tay trong tư thế nhìn thẳng cân đối, thần ngồi trên một tòa sen, những cánh sen nhọn kết dải hướng lên làm nền cho tượng.
Thống gốm Hoa nâu thời Trần (thế kỷ XIII - XIV): Cao 57 cm, trọng lượng 50 kg, được phát hiện ở Nam Định, đồ án trang trí trên gốm theo lối khắc vẽ thành đường nền rồi dùng màu nâu lấy từ đất đỏ, tô vẽ thành mảng, sau cùng mới phủ tráng một lớp men vàng ngà.
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà (Bắc Giang): Chùa thờ Thạch Linh Thần Tướng - một hình thức của tục thờ Đá rất cổ xưa, chùa có 110 ngọn tháp và đứng đầu toàn quốc về Vườn Tháp lớn, tháp được xây từ 2 tầng đến 3 tầng bằng gạch chỉ bản mỏng, vật liệu gắn kết là vôi, giấy bản và mật mía, chùa có 1935 tấm mộc bản kinh Phật và 18 bộ kinh sách chính, chùa bảo lưu trên 40 pho tượng Phật.
Di tích lịch sử Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (Tuyên Quang): Đại hội thành lập Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai, đại hội bầu Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng và Trường Chinh là Tổng bí thư, xuất bản báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng.
Tính đến thời điểm tháng 12/2016, Việt Nam có tất cả 118 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia và 85 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
|
Đỗ Diễm Hằng Minh
Báo in K35A1
Ảnh: Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận