Y đức và những biểu hiện xuống cấp

(Sóng trẻ)- Khi đạo đức xã hội ngày càng đi lên thì nghiễm nhiên đạo đức trong ngành y theo đó cũng phải ngày càng trong sạch hơn. Nhưng trong thời đại ngày nay, khi liên tục nảy sinh những mặt tiêu cực, xuống cấp trong đạo đức thì liệu đạo đức trong ngành y có còn được giữ vững? Đây vẫn còn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.


Những thách thức trong vấn đề y đức nảy sinh từ đâu


Nguyên nhân nào khiến cho vấn đề y đức ở mức báo động như hiện nay? Phải chăng xuất phát từ kinh tế, mức lương hàng tháng không đủ để các cán bộ y tế trang trải trong cuộc sống khi mà bất cứ thứ gì cũng cần có tiền? Đây có lẽ không phải là nguyên nhân chính mà vấn đề nằm ở lòng tham vô đáy của con người. Chính lòng tham đã khiến bác sĩ dần quen với việc nhận phong bì từ người nhà bệnh nhân.


Người nhà bệnh nhân cũng luôn thường trực tâm lý đưa thêm tiền cho y bác sĩ để người nhà mình được ưu tiên và chăm sóc chu đáo hơn. Đây cũng chính là một nguyên nhân góp phần làm cho nạn phong bì trở nên phổ biến.


ed7cf4a57_1338880444phamau0.jpg


Nhưng vấn đề đặt ra là có phải ai cũng có đủ điều kiện để đưa phong bì cho bác sĩ hay không? Những bệnh nhân ở nông thôn, cuộc sống vốn đã khó khăn thì lấy đâu ra tiền để đưa cho bác sĩ. Phần lớn những bệnh nhân nghèo đó được khám chữa bệnh nhờ BHYT. Và lẽ đương nhiên nếu bác sĩ không có lương tâm nghề nghiệp thì những bệnh nhân này sẽ bị phân biệt đối xử, cách khám chữa bệnh và phục vụ khác hẳn những người “có tiền”. Đây là một thực trạng khá phổ biến trong các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện lớn, bệnh viện tuyến trên.


Những năm qua dư luận đã rất bức xúc với nạn phong bì. Đồng thời, các phương tiện truyền thông đại chúng đã lên án gay gắt về vấn đề này nhưng xem ra tới thời điểm hiện tại thì tình trạng này không có dấu hiệu giảm mà trái lại vẫn ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến hơn trước. Để loại bỏ được nạn đưa phong bì ra khỏi y tế cần có sự cố gắng rất lớn từ ngành y tế và chính những bệnh nhân.


Những sai phạm nghiêm trọng liên quan tới y đức


Từ xưa, Bác Hồ đã nói “lương y như từ mẫu”. Và trong mọi thời đại, ngành y luôn được coi trọng, tôn vinh bởi đây là một nghề cực kì quan trọng trong xã hội. Thế nhưng, thời gian gần đây, chúng ta lại phải chứng kiến hàng lọat các vụ việc nghiêm trọng xảy ra có liên quan tới vấn đề y đức.


Chắc hẳn dư luận vẫn còn nhớ tới vụ việc “nhân bản” giấy xét nghiệm tại bệnh viện Đa khoa Hoài Đức – Hà Nội. Một số cán bộ y tế trong khoa xét nghiệm của bệnh viện này đã “ nhân bản” một phiếu xét nghiệm để dùng cho 2 đến 5 bệnh nhân. Một kết quả chứng minh như kết quả xét nghiệm huyết học vào lúc 9h03 phút ngày 19/2/2013 được dùng cho 4 bệnh nhân: Nguyễn Thị Nguyên, 70 tuổi, chẩn đoán lao phổi; Nguyễn Trung Nghĩa, 27 tuổi, chẩn đoán áp se cạnh hậu môn; Lý Thị Vân, 61 tuổi, chẩn đoán viêm phế quản, Lương Kiều Trang, 12 tuổi, chẩn đoán viêm ruột thừa.


Tính từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013, đã có tới trên 1.000 phiếu xét nghiệm được nhân bản như vậy. Hành vi này của các cán bộ phòng xét nghiệm đã vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân và đặc biệt là vi phạm tới vấn đề đạo đức trong ngành y. Một bác sĩ có y đức không bao giờ kiếm lời từ chính sức khỏe và tính mạng của người bệnh.


Hay vụ việc thẩm mỹ viện Cát Tường. Chị Nguyễn Thị Huyền sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ bụng đã bị tử vong. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (chủ cơ sở thẩm mỹ Cát Tường) đã ném xác bệnh nhân xuống sông để phi tang. Một câu hỏi được đặt ra là y đức của vị bác sĩ này nằm ở đâu? Tại sao bác sĩ Tường có thể làm ra một hành động phi nhân tính và mất y đức đến như vậy?


Và vụ việc gần đây nhất là sự tắc trách của y tá dẫn đến thai nhi bị chết trong bụng mẹ. Vào khoảng 3h45 phút ngày 8/11/2013, anh Lê Khắc Nam (25 tuổi) thấy vợ là chị Hoàng Thị Tư (25 tuổi) bị đau bụng, ra máu, có dấu hiệu sắp sinh, anh vội đưa vợ tới phòng khám Đa khoa Hoàn Hảo (thuộc chi nhánh 4, công ty TNHH bệnh viện Hoàn Hảo ở số 305, đại lộ Bình Dương, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương). Anh Nam đã trình bày với nhân viên y tế trực tại phòng khám về tình trạng sức khỏe của vợ mình và mong muốn nhanh chóng được các bác sĩ cứu chữa. Nhưng vì không có giấy tờ, BHYT, không có bác sĩ trực nên anh Nam đã phải đón xe khách đưa chị Tư về quê ở Bình Phước ( Cách Bình Dương hơn 70km) để sinh. Trên đường đi chị Tư đã sinh nhưng không may em bé bị tử vong.


Còn rất nhiều những vụ việc khác, chưa bao giờ trong ngành y tế lại liên tiếp xảy ra những vụ việc liên quan đến y đức như thế. Y đức là một phẩm chất cực kì quan trọng của người thầy thuốc, y đức không chỉ được nuôi dưỡng từ khi mới sinh thành nhờ sự dạy dỗ của cha mẹ, rồi 6 năm đại học mà y đức cần phải được duy trì và giữ vững trong suốt cuộc đời làm nghề. Đây là một yêu cầu cực kì khó khăn vì không phải bất cứ ai cũng làm được điều đó.


Đỗ Thu Hiền 

Truyền hình K32 A1


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN