Điều chế vắc-xin chống virus corona trong 18 tháng tiềm ẩn nhiều rủi ro

(Sóng trẻ) - 18 tháng nghe có vẻ là một khoảng thời gian dài, nhưng lại quá ngắn ngủi trong việc điều chế vắc-xin. Theo các chuyên gia, nếu cố tình tạo ra vắc-xin chống virus corona trong 18 tháng thì rất có thể con người sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng.

c73bfe00e_204_104851_880403_vacxincoronavirus.max800x800.png

(Ảnh minh họa)

Tại một cuộc họp Nội các được phát sóng trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống Trump đã đưa ra ý kiến với các giám đốc điều hành dược phẩm về một loại vắc-xin có thể sẵn sàng trong ba đến bốn tháng nữa để đối phó với dịch COVID-19. Đáp lại ý kiến này, Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID), nói rằng phải mất đến một đến một năm rưỡi.

Kể từ đó, ước tính 12 đến 18 tháng sẽ có vắc-xin chống dịch đã trở thành một tin lành xuất hiện trên khắp các kênh truyền thông Mỹ. Nhưng những chuyên gia y tế và các nhà khoa học có kinh nghiệm trong việc phát triển vắc-xin lại hoài nghi về con số này.

"Tony Fauci đang nói 12 đến 18 tháng, tôi nghĩ đó là sự lạc quan. Nó giống như việc làm cho tất cả các ngôi sao thẳng hàng vậy", Tiến sĩ Peter Hotez, một chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm và phát triển vắc-xin tại Đại học Y Baylor nói. 

Trong khi đó Tiến sĩ Paul Offit, người đồng phát minh ra vắc-xin virus rota thành công, khẳng định: “Đó là sự lạc quan quá mức và tôi tin ông ấy cũng thấy như vậy".

Sự phát triển vắc-xin thường được đo bằng năm, không phải bằng tháng

Khi số ca tử vong do virus corona ở Mỹ tăng lên trên 3.000, áp lực đối với cộng đồng khoa học trong việc tìm ra vắc-xin là vô cùng lớn. Chỉ trong vài tuần, virus đã gây thiệt hại lớn cho các nền kinh tế và khiến 3,3 triệu việc làm biến mất.

c73bfe00e_cvn11024x683158398265995515414154.jpg

Nhiều nước đang chạy đua để tìm ra vắc-xin chống SARS-CoV-2 sớm nhất (Ảnh: GETTY IMAGES)

Ngày 16/3, hai tuần sau cuộc họp Nội các, cuộc thử nghiệm vắc-xin chống lại SARS-CoV-2 đầu tiên do liên bang tài trợ đã bắt đầu tại Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington ở Seattle. Ngày 20/3, thử nghiệp đã mở rộng đến Đại học Emory ở Atlanta. Bốn mươi lăm tình nguyện viên trong cộng đồng Seattle và Atlanta đang tham gia vào giai đoạn đầu tiên của thử nghiệm. Trong khi một số vắc-xin đang được phát triển tại Trung Quốc mới chỉ đang có một thử nghiệm thì việc tiến hành thử nghiệm này được Tiến sĩ Fauci cho là tốc độ kỷ lục.

Các thử nghiệm vắc-xin thường bắt đầu bằng trên động vật trước khi đưa vào quy trình ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là tiêm vắc-xin vào một nhóm nhỏ người để đánh giá sự an toàn và theo dõi phản ứng miễn dịch của họ. Lần thứ hai làm tăng số lượng người - thường lên tới hàng trăm người, và bao gồm nhiều thành viên của các nhóm có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Nếu kết quả có triển vọng, thử nghiệm chuyển sang giai đoạn ba về hiệu quả và an toàn với hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn người, (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết).

Tiến sĩ Emily Erbelding, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại NIAID - một phần của Viện Y tế Quốc gia Mỹ- cho biết một loại vắc-xin điển hình mất từ 8 đến 10 năm để phát triển. Ông nói: "Bởi vì chúng tôi đang ở trong một cuộc đua ở đây để đánh bại dịch bệnh này và vắc-xin là rất quan trọng. Vì vậy, 18 tháng sẽ dựa vào việc tăng tốc mọi giai đoạn.”

c73bfe00e_00327163220coronavirusresearcher0323exlarge169.jpg

Một nhà nghiên cứu nghiên cứu vắc-xin chống lại virus corona mới tại phòng thí nghiệm của Đại học Copenhagen ở Đan Mạch vào ngày 23 tháng 3 năm 2020

Tình nguyện viên trong từng giai đoạn cần được theo dõi để đảm bảo an toàn, Erbelding nói. "Thông thường, chúng tôi sẽ xem xét phản ứng miễn dịch của họ trong ít nhất một năm”.

Nhưng đó không phải là điều sẽ xảy ra trong nghiên cứu hiện tại ở Seattle và Atlanta, nơi các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra song song động vật và con người, trái ngược với tuần tự trên.

Walt Orenstein, giáo sư y khoa tại Emory và là cựu giám đốc Chương trình Tiêm chủng Quốc gia Hoa Kỳ, cho biết: “Mặc dù có nhiều bài học từ việc chế tạo vắc-xin chống lại SARS và MERS, nhưng sẽ rất khó để hoàn thành các quy trình trong 18 tháng. Tuy nhiên, điều đó không phải là không thể, trong khi tốc độ lây lan của dịch như cháy rừng.”

“Ứng cử viên” vắc-xin virus corona được tạo ra từ công nghệ mới, chưa từng được phê duyệt

Một loại vắc-xin mới được tạo ra bằng cách sử dụng một nền tảng công nghệ mới mang tính cách mạng, nếu thành công, chúng sẽ giúp cắt giảm nhiều bước trong quy trình chế tạo vắc-xin hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ (được gọi là vắc-xin RNA thông tin) chưa từng được phê duyệt để phân phối đến các phòng thí nghiệm.

Phát triển bởi các nhà khoa học và nhà nghiên cứu một công ty công nghệ sinh học ở Massachusetts, sản phẩm thử nghiệm trên không sử dụng bất kỳ thành phần nào của virus sống. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã xây dựng vắc-xin của họ từ thông tin di truyền về virus corona do Trung Quốc cung cấp. Vắc-xin mRNA-1273, vắc-xin sử dụng RNA thông tin (axit ribonucleic) để định hướng các tế bào trong cơ thể tạo ra protein để thúc đẩy phản ứng miễn dịch ngăn ngừa hoặc chống lại bệnh tật.

Adalja nói: "Đó là một giải pháp rất hay và đó là lý do tại sao họ có thể đi thử nghiệm vắc-xin nhanh chóng như vậy, tất cả những gì họ cần là một chuỗi thông tin vi-rút. Và thật dễ dàng để tạo ra một “ứng cử viên” vắc-xin trong điều trị COVID-19”. Tuy nhiên, Adalja cũng nghĩ rằng quá trình này sẽ diễn ra trong hơn 18 tháng, do thời gian thử nghiệm lâm sàng hoặc sản xuất sẽ kéo dài.

Tại cuộc họp giao ban tại Nhà Trắng vào ngày 26/3, Fauci cho biết rằng ông dự định đẩy nhanh quá trình này bằng một “canh bạc tài chính”: khuyến khích các công ty triển khai sản xuất ngay cả trước khi vắc-xin được chứng minh là có hiệu quả. Fauci giải thích: "Bởi khi bạn biết vắc-xin đó hoạt động hiệu quả, bạn không thể nói hãy cho tôi thêm sáu tháng để sản xuất nó, như vậy là quá chậm”.

Fauci chia sẻ thêm rằng chính phủ liên bang sẽ giúp thanh toán chi phí sản xuất trên.

Offit, giám đốc của Trung tâm Giáo dục Vắc xin tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, lo lắng rằng việc theo dõi nhanh có thể có hại nhiều hơn là lợi.

"Hãy nhớ rằng: Rất có thể bạn đang tiêm vắc-xin này cho những người khỏe mạnh - những người không dễ chết vì những căn bệnh nhiễm trùng thông thường. Vì vậy, bạn nên chắc chắn rằng đang giữ nó ở một tiêu chuẩn an toàn cao đối với người dùng."

Thất bại của vắc-xin

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng vắc-xin cứu được từ 2 đến 3 triệu người mỗi năm. Nhưng lịch sử vắc-xin lại cho thấy những thất bại tàn khốc, trong đó những người khi dùng một liều tiêm còn tồi tệ hơn nhiều so với việc không dùng chúng.

a3186677a_8665331582690866768crop15826909135671975762466.jpg

(Ảnh minh họa)

Vào những năm 1960, một thử nghiệm về vắc-xin RSV (virus hợp bào hô hấp ở người) đã thất bại trong việc bảo vệ nhiều trẻ sơ sinh khỏi bệnh và dẫn đến các triệu chứng tồi tệ hơn bình thường. Nó cũng liên quan đến cái chết của hai đứa trẻ mới biết đi.

Năm 1976, chính quyền của Tổng thống Gerald Ford đã phản ứng nhanh với sự bùng phát dịch cúm lợn mới, phớt lờ những lời cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới và thề sẽ tiêm vắc-xin vào mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em.  45 triệu người đã được tiêm phòng, bệnh cúm trở nên nhẹ đi. Nhưng sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng liều lượng vắc-xin cao không cân xứng với thể trạng đã khiến hội chứng Guillain-Barré phát triển, một loại rối loạn hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các dây thần kinh, dẫn đến tê liệt. Ít nhất 30 người chết . Khi phát hiện ra rủi ro, chương trình đã bị chấm dứt vào cuối năm 1976 và theo sau là mọt loạt các vụ kiện chống lại chính phủ liên bang theo sau.

Năm 2017, một chiến dịch vội vã tiêm vắc-xin cho gần 1 triệu trẻ em bị sốt xuất huyết do muỗi ở Philippines đã bị dừng lại vì lý do an toàn. Chính phủ Philippines đã truy tố 14 quan chức nhà nước liên quan đến cái chết của 10 trẻ em được tiêm chủng, nói rằng chương trình này đã được đưa ra "trong sự vội vàng".

Keymanthri Moodley, giáo sư đạo đức sinh học tại Đại học Stellenbosch, Nam Phi, cho biết các thử nghiệm tăng tốc làm tăng tỷ lệ thất bại cao, có thể mang lại những hậu quả không lường trước.

Moodley cho biết: "Nguy cơ thất bại của vắc-xin đối với các chương trình tiêm chủng rất cao. Và điều này sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự của phong trào chống vắc-xin, ngăn cản cha mẹ tiêm chủng cho con cái họ bằng các loại vắc-xin an toàn khác."

Mất bao lâu để bị rotavirus, Ebola, sởi và SARS?

Lịch sử chế tạo vắc-xin để chống lại các mầm bệnh khác cho thấy thời gian để chế tạo ra các vắc-xin đó dài hơn nhiều so với 18 tháng.

c73bfe00e_704225601coronavirusvaccinetrial0316exlarge169.jpg

Một bệnh nhân được tiêm trong thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu an toàn giai đoạn đầu về vắc-xin tiềm năng cho Covid-19 vào ngày 16 tháng 3 năm 2020, tại Viện nghiên cứu sức khỏe Kaiser Permanente Washington ở Seattle.

Năm 2006, vắc-xin do Offit hợp tác phát triển đã được giới thiệu cho và cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc loại bỏ virus rota, loại virus gây ra bệnh tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh. Toàn bộ nỗ lực kéo dài 26 năm và thời gian thử nghiệm mất 16 năm.

Tháng 11 năm 2019, WHO đã cho phép sử dụng một loại vắc-xin đối với Ebola, có nghĩa là các quan chức y tế có thể bắt đầu sử dụng nó ở các quốc gia có nguy cơ lây nhiễm như Cộng hòa Dân chủ Con, nơi hàng trăm ngàn người đã được tiêm phòng. WHO cho biết đây là quá trình cho phép này là nhanh nhất mà họ từng tiến hành. Câu chuyện về sự phát triển của vắc-xin rất phức tạp, nhưng tất cả đã nói, phải mất khoảng năm năm để có một sản phẩm được cấp phép, Seth Berkley, CEO của Gavi, Liên minh Vaccine chia sẻ.

Ngay cả vào những năm 1960, khi các quy định tương đối lỏng lẻo thì cũng phải mất bốn năm để vắc-xin quai bị và sởi được phê duyệt, Offit nói.

"Mẫu chấp thuận là một thẻ chỉ số ba phần năm (inch) có nội dung “Tôi cho phép con tôi tham gia thử nghiệm BLANK”, và sau đó bạn sẽ ký tên. Tuy nhiên, điều này không bao giờ có thể xảy ra trong hoàn cảnh hiện tại.”

Đôi khi, một loại vắc-xin đầy hứa hẹn có thể rất lâu sau mới có thể được đưa vào thử nghiệm vì thiếu sự quan tâm của công chúng.

Dịch SARS bùng phát vào năm 2003 nhưng mãi đến năm 2016, một loại vắc-xin, được phát triển bởi nhóm của Hotez ở Texas, mới sẵn sàng để thử nghiệm. Trưởng khoa Y học Nhiệt đới Quốc gia tại Đại học Y Baylor ở Houston, Hotez cho biết: "Ban đầu, vắc-xin đó thực sự tốt, nó an toàn. Nhưng vấn đề là chúng tôi không thể có kinh phí để thực hiện những công đoạn tiếp theo.”

Ông cũng chia sẻ thêm rằng đang tìm kiếm nguồn tài trợ để khởi động lại chương trình phát triển loại vắc-xin đó vì nó có thể có hiệu quả phần nào để chống lại COVID-19, căn bệnh gây ra bởi virus corona hiện tại, thuộc cùng họ với virus SARS.

"Nếu các khoản tiền đầu tư vào nghiên cứu đây, chúng tôi có khả năng có thể có một loại vắc-xin sẵn sàng để đi ngay bây giờ", Hotez khẳng định trước Quốc hội.

Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình cấp cứu sức khỏe của WHO, cho biết việc thử nghiệm vắc-xin mới cần có thời gian: "Nhiều người đặt ra câu hỏi là tại sao chúng ta phải thử nghiệm vắc-xin, tại sao chúng ta không tạo ra vắc-xin và đưa chúng vào cơ thể mọi người luôn? Vâng, thế giới đã học được nhiều bài học về việc sử dụng vắc-xin hàng loạt và rõ ràng là có một điều còn nguy hiểm hơn một loại vi-rút xấu và đó là một loại vắc-xin xấu. Do đó, chúng tôi phải rất, rất, rất cẩn thận trong việc phát triển bất kỳ sản phẩm nào mà chúng tôi sẽ tiêm vào phần lớn dân số thế giới."

Đắc Quang (Theo CNN)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN