Nguyễn Quang Sáng và điểm 0 đáng suy ngẫm đối với người học hôm nay

(Sóng trẻ) - Vì không có ba, không có khuôn mẫu để miêu tả cho một đề văn, một học sinh lớp 6 trong câu chuyện của Nguyễn Quang Sáng viết năm 1990, đã lĩnh trọn một điểm 0 “không phải cho ở bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy”. Mãi đến hôm nay, con sô 0 ám ảnh trong tác phẩm ấy vẫn gợi ra biết bao câu hỏi đáng để tất cả chúng ta phải suy ngẫm.

Tác phẩm được dẫn ra ở trên chính là truyện ngắn mang tên 'Bài Học Tuổi Thơ", kể về một bài tập làm văn với đề bài là “Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”.

Câu chuyện khá đơn giản với một chút mâu thuẫn nhẹ mà có lẽ, chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng bắt gặp, ít nhất một lần trong đời. Có một học trò được 6 điểm dù ba của nó không hề làm việc ban đêm. Nó tâm sự với bạn bè, ban đêm ba nó chỉ đi nhậu vậy là nó đành tả ba nó làm việc ban ngày rồi chuyển thành ban đêm. Một trò khác miêu tả chân thực ba mình làm việc ban đêm cũng chỉ nhận điểm 6. Đặc biệt, có một trò không miêu tả gì hết, trò này nộp giây trắng và nhận điểm không “bự như quả trứng”.

Khi cô giáo gặng hỏi nguyên nhân vì sao trò không làm bài. Nhân vật trong chuyện chỉ im lặng hồi lâu rồi thú nhận mình không có ba. Ba em đã hy sinh nơi mặt trận từ khi em vừa lọt lòng.

“Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: "Sao trò không làm bài?" Tới lúc đó nó mới nói: "Thưa cô, con không có ba". Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba! 
 
Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba. 
 Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con... 

Có người hỏi em: "Sao mày không tả ba của đứa khác". Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má”.

a4e1823e4_giay.jpg

Giữa sự bịa đặt và trang giấy trắng, người học trò đã dũng cảm chọn lấy cho mình trang giấy trắng nguyên vẹn

Đứa bé trong truyện hẳn là một người dũng cảm! Em không viết vì đơn giản, em không hề có ba. Dẫu cho văn học là nơi con người ta có thể hư cấu, sáng tạo nhưng đứa nhỏ này đã khước từ mọi đặc quyền ấy. 

Câu chuyện của Nguyễn Quang Sáng sẽ không có gì đáng bàn nếu như cô giáo làm một việc gì đó khác hơn để thay đổi con số 0 nằm “chềnh ềnh” giữa trang giấy trắng. Đàng này, khi chứng kiến câu chuyện và tấm lòng dũng cảm, chân thật của học trò, cô giáo như bị bất lực, chỉ còn biết “đứng sững như trời trồng” và "đối mắt mở to như cái tô" - Một sự ngạc nhiên đến lãnh cảm vô cùng đáng trách.

Điểm 0 “to bự” ấy rõ ràng không phải và không nên dành cho em bé trong truyện. Con số 0 ấy đáng lẽ phải dành cho cô giáo, những người hành nghề dạy trẻ một cách khuôn sáo, máy móc.

Cho đến ngày hôm nay, lối dạy học từ thời những năm 1990 e rằng vẫn không hề thay đổi dù có qua bao nhiêu lần cải cách giáo dục. Chúng ta vẫn có những đề văn miêu tả cánh đồng lúa mà đối với con em thị thành, các em chưa một lần tận mắt nhìn thấy hoặc miêu tả một ai đó, đang làm gì đó mà không cần biết họ đã sống, đã tồn tại như thế nào và thực sự có ý nghĩa gì trong cuộc đời của mỗi học sinh.

Học trò miêu tả bịa đặt cũng nghiễm nhiên nhận điểm 6. Cậu ta đã ngang nhiên dối lừa cô giáo và các bạn theo một cách thức được cho phép và được cảm thông. Rõ ràng, từ lâu trong nền giáo dục này, chúng ta đã mở cửa, dung thứ cho thói gian lận thi cử, thói dối trá vì điểm trác và sự công thức đến são rỗng trong cách đánh giá học sinh.

Đối với học trò bị điểm 0, đã có những ai cảm thông sâu sắc cho đứa bé ấy. Là cô giáo sao? Không, cô ta chỉ mở mắt nhìn và không còn biết làm gì. Sẽ là những học sinh khác sao. Không, họ đã thấy học trò đó thật khờ khạo. Bằng chứng là họ thắc mắc, vì sao người học trò kia không tả ba đứa khác. 


a4e1823e4_sang.jpg

Nguyễn Quang Sáng đã mãi đi xa nhưng câu hỏi mà ông từng nêu ra vẫn còn nguyên ý nghĩa cho đến ngày hôm nay

Câu chuyện kết thúc với một điểm không to đùng không hề mảy may được chỉnh sửa. Mâu thuẫn từ đơn giản bắt đầu trở thành một nghich lý khó hiểu. Chúng ta luôn dạy học trò phải biết trân trọng sự thật, nhưng rồi chính chúng ta lại không biết trân trọng sự thật ấy một cách đúng mực. Chúng ta dạy học trò phải sáng tạo, nhưng chúng ta lại bác bỏ sự sáng tạo của học sinh. Chúng ta đã quá quen với việc một bài văn phải là những con chữ, có chữ thì mới có điểm, dù cho đó có thể chỉ là một phần của điểm 1. Nhưng không ai nhìn ra, trang giấy trắng của em nhỏ trong truyện là một sự sáng tạo tuyệt vời. Đơn giản vì trong kí ức của em, ba em là một vùng mờ sáng, mãi mãi không thể miêu tả bằng lời lẽ.

Xét đến cùng, có lẽ cô giáo cũng không phải là người duy nhất có lỗi. Bởi, bản thân cô ta cũng chỉ là một sản phẩm của quy trình đào tạo công nghiệp. Để rồi, vòng tròn luẩn quẩn lại tiếp tục quay lai, cô ấy đã mang theo những công thức được định sẵn từ đời mình, truyền lại cho những thế hệ sau. Vòng tròn ấy cứ liên hồi mà mãi đến hôm nay, có lẽ cũng chưa có một lối thoát thỏa đáng.

Câu chuyện của Nguyễn Quang Sáng đã khép lại, cuộc đời của ông cũng đã khép lại nhưng những câu hỏi mà ông đặt ra từ hơn hai mươi năm về trước vẫn là một bài toán hắc búa mà bất cứ ai trong số chúng ta đều có trách nhiệm phải tìm cho ra đáp án.

Trương Thu Hường
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN