Phát thanh số - xu hướng của phát thanh hiện đại (phần 1)
(Sóng Trẻ) – Cùng với các loại hình báo chí khác, báo phát thanh đang có những điều kiện về khoa học, công nghệ để phát triển nhanh chóng. Trong đó số hóa là một hướng đi tất yếu. Quyết định số 22 được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009 về quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình nêu rõ: “Đến năm 2020, công nghệ số được áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh”. Vậy, quá trình chuyển đổi sang phát thanh số ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?
Phần 1: Phát thanh số - xu hướng tất yếu trên thế giới
Được thử nghiệm tại hai thành phố lớn là Sydney và Melbourne từ năm 1999, đến ngày 1/7/2009, Chính phủ Úc chính thức sử dụng công nghệ phát thanh số theo tiêu chuẩn DAB tại 6 thành phố lớn và sau đó phát triển với rất nhiều kênh chương trình mới được ra đời với tiêu chuẩn âm thanh vượt trội. Các nước tại châu Âu, hệ thống phát thanh cũng đang áp dụng hệ thống E147 với tiểu chuẩn chính là DAB.
Ưu điểm của tiêu chuẩn này là nài khả năng cung cấp âm thanh, chuẩn DAB dùng trong phát thanh số có thể cung cấp văn bản dạng text, hình ảnh, thông tin… Tại châu Á, Hàn Quốc cũng đang áp dụng tiểu chuẩn DAB, tuy nhiên nước này đặt tên riêng cho tiêu chuẩn phát thanh của mình, gọi là DMB (phát sóng đa phương tiện).
Hiện tại, nhược điểm lớn nhất đối với phát thanh theo tiêu chuẩn DAB chính là chi phí. Người dân phải trả phí khá cao để sử dụng dịch vụ này. Nài ra, các dịch vụ gia tăng mới chưa thực sự hấp dẫn.
Ảnh máy thu thanh theo tiêu tuẩn DAB tại Hàn Quốc (ảnh: internet)
Tại Mỹ, công nghệ phát thanh số HD Radio được sử dụng từ năm 2003 cho nhiều đài phát thanh trên toàn quốc. Tính đến hết năm 2009, đã có tới hơn 1500 trạm phát sóng phát thanh HD Radio trên toàn nước Mỹ.
Ưu điểm của công nghệ này là chất lượng chương trình được nâng cao, hạn chế nhiễu phản xạ... Tuy nhiên, chất lượng âm thanh của HD Radio sẽ không cao như tiêu chuẩn DAB của hệ thống E147 mà châu Âu đang áp dụng. Hiện tại Brazil, Philippines, Thụy Sĩ đang bắt đầu thử nghiệm phát thanh theo tiêu chuẩn HD Radio của Mỹ.
Tại Mỹ, hệ thống HD Radio đã phủ sóng 90% lãnh thổ nước này (ảnh: internet)
Một tiêu chuẩn phát thanh số khác cũng đang được áp dụng trên thế giới, đó là tiêu chuẩn DRM (Phát trên băng tần nhỏ hơn 30 MHz) được thiết kế để thay cho chuẩn AM và FM hiện nay. Hiện tại, tiêu chuẩn này đã được đưa vào khai thác chính thức tại hơn 1500 đài phát sóng ngắn trên toàn thế giới (trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, New Zealand). Với vùng phủ sóng rất rộng, chi phí sản xuất thiết bị thu, phát thấp hơn, DRM đang là một hướng đi rất được quan tâm.
Tại nhiều nước đang phát triển tại khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh; phát thanh số qua vệ tinh là hướng đi được các nước quan tâm. Bởi tại 3 khu vực này, hệ thống 3 vệ tinh địa tĩnh là AriStar, AsianStar, AmeriaStar đã phủ sóng phát thanh với tầm phủ sóng từ 14 – 18 triệu kilomet vuông cho mỗi vệ tinh. Nước Mĩ từ năm 2001 cũng bắt đầu phát sóng phát thanh số vệ tinh tại 2 hệ thống Sirius và XM, trong đó hệ thống XM có hơn 1500 đài phát và phát hơn 100 kênh âm nhạc, tin tức. Tuy nhiên, tại quốc gia này, người dân sử dụng dịch vụ từ 2 hệ thống trên phải trả phí hàng tháng vào khoảng 10 USD.
Hiện tại, Nhật Bản đang là nước duy nhất trên thế giới áp dụng riêng tiêu chuẩn ISDB-T cho phát thanh, có nghĩa là truyền phát thanh qua các dịch vụ như HDTV, SDTV hay Mobile-Multimedia.
Như vậy, có thể thấy, phát thanh số là công nghệ được nhiều nước quan tâm và triển khai để nhằm mang tới cho người dùng chất lượng chương trình cao nhất , nhiều lựa chọn nhất cũng như giúp phát thanh duy trì lượng thính giả trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các loại hình thông tin khác như truyền hình hay báo mạng.
Phạm Thế Dũng
Phát thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận