Triết học Mác - Lênin – Những điều thú vị

(Sóng Trẻ) - Triết học Mác – Lênin là môn học được đưa vào chương trình giảng dạy ở tất các các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp ở nước ta. Thế nhưng sinh viên thời nào cũng “sợ” Triết và cho rằng học Triết không để làm gì, nhưng, sự thật là: Triết học có ứng dụng rất lớn trong cuộc sống.


Sợ vì… ngại học!

Hầu hết sinh viên “sợ” học môn Triết, phần vì không thể học, còn đa số là không muốn học, ngại học, do vậy thường có tâm lý học “cho xong”.

Bạn Nguyễn Hữu Hiền, sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thừa nhận: “Tớ sợ nhất là môn Triết, đọc mãi không hiểu gì, định học vẹt để thi cho qua mà chẳng thuộc được, toàn lý thuyết khó nhớ lắm”.

Các môn lí luận, đặc biệt là các môn Lịch sử hay Triết học… sinh viên thời nào cũng than vãn. Sinh viên tự thỏa hiệp với chính mình rằng, môn này chỉ cần “qua” là may mắn lắm rồi. Còn đối với những người được điểm cao trong môn Triết học thì được các bạn xem là “đầu óc không bình thường!”.

0311ac179_nh9.jpg

Ảnh: Giáo trình Triết học Mác - Lênin.

Dường như đã thành thông lệ, giảng viên những môn này cũng đành chấp nhận và tự an ủi: Mình nói trên bục giảng mà sinh viên không ngủ hay làm việc khác là tốt rồi.

Một số sinh viên cho rằng kiến thức của môn Triết là xa rời thực tế, không cần thiết cho nghề nghiệp sau này. “Tớ học môn Triết từ năm học thứ nhất, cố gắng lắm mới thi qua, nhưng cũng thấy không để làm gì, sau này bọn tớ làm kế toán thì có gì liên quan đến Triết đâu” - Trang, sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Trung ương nói.

Học Triết thật hữu ích

Triết học có ứng dụng rất lớn trong cuộc sống. Sự ứng dụng của Triết học được thể hiện sinh động từ những câu chuyện có thật trong cuộc sống.

Khi được hỏi về ứng dụng của môn Triết học, anh Hoàng Đức Toàn, lập trình viên Công ty Cổ phần Phát triển Dịch vụ Công nghệ cao CNC… đã chia sẻ: “Ra trường và đi làm rồi, nhưng thú thực lúc còn là sinh viên tôi cũng phải thi lại môn Triết học đấy. Đã lười sẵn, lại là dân công nghệ thông tin, mình không quan tâm đến môn Triết. Nhưng sau này hối hận thật. Trong buổi thảo luận với đối tác để kí hợp đồng “Phát triển Mobile Social Network Platform trên nền tảng IOS”, mình ngồi dưới nghe họ thuyết trình, thấy họ nói là: “Thói quen sử dụng (User experience) và giao diện của người dùng (User interface) có mối quan hệ biện chứng với nhau”, mình ngờ ngợ, “quan hệ biện chứng” nghe quen quá, chắc chắn là đã nghe ở đâu, nhưng không tài nào nhớ ra. Nhìn xung quanh thấy mọi người không tỏ ra khó hiểu hay bất ngờ gì. Mình cũng tỏ ra bình thản nhưng thực chất là cứ băn khoăn mãi nên chẳng tập trung nghe được thêm nữa. Cuối cùng mình không dám nhận xét gì, mặc dù mình thấy dự án của họ có nhiều vấn đề”. Anh Toàn còn nói rằng, sau đó anh đã mượn  sách Triết của em gái đang học Đại học để đọc lại nhưng thấy “ngượng” nên nói là mượn cho bạn.

Một câu chuyện khác của cô giáo Hoàng Thị Kim Thanh, giáo viên môn Lịch sử trường THPT Mỹ Đức A cũng rất thú vị. Cô kể: “Đã bao năm rồi tôi vẫn luôn tâm phục cụ Mác và cụ Lênin. Những điều các cụ dạy có khi phải sống cả đời người mới thấm được. Ngày tôi mới đi làm, ở trường có nhiều thầy cô có kinh nghiêm đứng lớp nhưng tôi thấy có nhiều kiến thức đã được đính chính mà không ai thay đổi, làm học sinh nhiều lần thắc mắc. Là sinh viên mới ra trường, tôi suy nghĩ nhiều nhưng không dám có ý kiến vì sợ đủ điều. Một buối tối, có người em của bạn gọi điện đến nhờ tôi giải thích cho mấy vấn đề về Triết học… Khi cúp máy điện thoại cũng là lúc tôi chợt nhận ra, tại sao mình nghe các cụ dạy mà không biết đường vận dụng. Mâu thuẫn đã nảy sinh, nếu tôi không đấu tranh thì không thể có tiến bộ, như thế là có lỗi với học sinh và với nghề. Tôi quyết định sẽ nói ý kiến của mình vào buổi giao ban hôm sau với các thầy cô trong tổ. Tưởng đến đó là xong xuôi, nào ngờ, sau này tôi mới biết đó chỉ là một lần “thử” sinh viên mới ra trường của các thầy cô. Tôi thầm cảm ơn cụ Mác và cụ Lênin, đúng là không phải lúc nào hình thức cũng biểu hiện nội dung”.

Ngay cả đối với những người đang là sinh viên, nhưng có bạn cũng yêu Triết học và thấy Triết học có những ứng dụng đáng kể.

Bạn Lê Thị Hồng Dự, sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Luật Hà Nội nói: “Tớ thấy học Triết rất hay và bổ ích. Triết học mang lại cho tớ điều tốt, đó là cách tư duy khoa học và nhìn nhận sự việc ở bản chất của vấn đề. Nếu các bạn suy ngẫm thì điều đó không hề là lí thuyết mà rất thiết thực với chúng ta. Nhất là khi làm tiểu luận hay thuyết trình vấn đề gì đó trước lớp, tư duy của bạn sẽ được thể hiện rõ ràng. Tớ học và rút kinh nghiệm được nhiều điều từ trong Triết học”.

Khi đọc đến những dòng này, không biết bạn đã thay đổi quan điểm của mình chưa? Hy vọng rằng, với những ai đang học môn Triết hay được học lại nó, bạn sẽ có cái nhìn và thái độ học tích cực hơn đối với môn học này! 

                                                                   Hoàng Thị Thanh

                                                                                    Lớp Báo mạng điện tử K.30

Học viện Báo chí và Tuyên truyền 


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN